Liên quan đến sự phức tạp kéo dài và ngày càng có dấu hiệu gia tăng của dịch bệnh Covid-19, hiện tại, Chính phủ đã có những biện pháp thích ứng an toàn, hiệu quả với tình hình mới để phù hợp với sự phát triển. Tuy vậy, để thích ứng hiệu quả, cần nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng chống dịch bệnh, do đó, tại bài viết này, Công ty Luật TNHH Youth & Partners sẽ cung cấp thông tin về những hành vi có thể bị xử phạt do vi phạm các quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
1. Đưa tin sai hoặc không kịp thời về dịch Covid-19
Căn cứ: điểm a, khoản 3 Điều 5 Nghị định 117/2020/NĐ-CP
Đối với hành vi đưa tin không chính xác hoặc không kịp thời về tình hình dịch bệnh truyền nhiễm sau khi công bố dịch bệnh hoặc công bố hết dịch theo nội dung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế cung cấp.
Xử phạt: 10.000.000đ – 15.000.000đ (đối với cá nhân vi phạm); 20.000.000 – 30.000.000đ (đối với tổ chức vi phạm)
2. Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời khi phát hiện người bị nhiễm Covid-19
Căn cứ: khoản 1 Điều 7 Nghị định 117/2020/NĐ-CP
Đối với hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời khi phát hiện người khác mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật
Xử phạt: Phạt tiền từ 500.000 – 1.000.000đ (đối với cá nhân vi phạm); 1.000.000đ – 2.000.000đ (đối với tổ chức vi phạm)
Trường hợp hành vi không khai báo khi phát hiện người bị nhiễm Covid-19 là nguyên nhân làm lây lan dịch bệnh cho cộng đồng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị Truy cứu về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo Điều 240 Bộ Luật hình sự 215 sửa đổi bổ sung 2017.
3. Che giấu hiện trạng nhiễm bệnh của mình hoặc người khác
Căn cứ: điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP
Che giấu hiện trạng nhiễm bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch
Xử phạt: Phạt tiền từ 5.000.000đ – 10.000.000đ (đối với cá nhân vi phạm); 10.000.000đ – 20.000.000đ (đối với tổ chức vi phạm)
Nếu hành vi che giấu hiện trạng nhiễm bệnh của mình hoặc của người khác là nguyên nhân làm lây lan dịch bệnh cho cộng đồng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị Truy cứu về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo Điều 240 Bộ Luật hình sự 215 sửa đổi bổ sung 2017.
4. Từ chối, trốn tránh cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế
Căn cứ: điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định 117/2010/NĐ-CP
Đối với hành vi Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
Xử phạt: Phạt tiền từ 15.000.000đ - 20.000.000đ (đối với cá nhân), 30.000.000đ- 40.000.000đ (đối với tổ chức)
Nếu việc từ chối, trốn trách cách ly y tế, cưỡng chế y tế là nguyên nhân làm lây lan dịch bệnh cho cộng đồng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị Truy cứu về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo Điều 240 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
5. Tập trung đông người khi đã có thông báo tình trạng khẩn cấp về dịch
Căn cứ: điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2010/NĐ-CP
Đối với hành vi không thực hiện quyết định cấm tập trung đông y người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch
Xử phạt: Phạt tiền từ 30.000.000đ - 40.000.000đ (đối với cá nhân), 60.000.000đ – 80.000.000đ (đối với tổ chức)
Nếu tập trung đông người khi đã có quyết định cấm tập trung tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp là nguyên nhân làm lây lan dịch bệnh cho cộng đồng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị Truy cứu về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo Điều 240 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
6. Cơ sở kinh doanh hoạt động trong thời gian bị yêu cầu tạm đóng cửa
Căn cứ: Điểm c khoản 3 Điều 12 Nghị định 117/2010/NĐ-CP
Đối với hành vi không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng.
Xử phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (đối với cá nhân), 20.000.000 - 40.000.000 đồng đối với tổ chức)
7. Không đeo khẩu trang nơi công cộng
Căn cứ: điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2000/NĐ-CP
Đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế
Xử phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
8. Đưa người, phương tiện không có nhiệm vụ vào khu vực cách ly
Căn cứ: điểm c khoản 5 Điều 12 Nghị định 117/2010/NĐ-CP
Đối với hành vi đưa người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch
Xử phạt: Phạt tiền từ 30.000.000đ - 40.000.000đ | (đối với cá nhân), 60.000.000đ- 80.000.000đ (đối với tổ chức)
9. Khai báo gian dối
Căn cứ: điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định 117/2000/NĐ-CP
Không khai báo hoặc khai báo không trung thực diễn biến bệnh truyền nhiễm của bản thân với thầy thuốc, nhân viên y tế
Xử phạt: Phạt tiền từ 1.000.000đ - 3.000.000đ
10. Mua vét khẩu trang y tế - bán lại giá cao
Đối với hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính. => Có thể bị truy cứu TNHS về Tội đầu cơ theo khung hình phạt quy định tại Điều 196 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017
Xử phạt: Có thể bị truy cứu TNHS về tội “Đầu cơ”: - Phạt tiền từ 30.000.000đ - 5.000.000.000đ (với cá nhân), 300.000.000đ - 9.000.000.000đ (với pháp nhân thương mại) - Phạt tù từ 06 tháng đến 15 năm
(Còn tiếp)
DTTH