1. Home
  2. Kiến thức pháp lý
  3. Đất đai

Thủ tục đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới nhất năm 2024

351 Đất đai

MỤC LỤC

Trong quá trình quản lý và sử dụng đất đai, không hiếm trường hợp sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) có thể gặp phải sai sót về thông tin, như sai tên chủ sở hữu, diện tích đất, hay các thông tin liên quan khác. Để đảm bảo tính chính xác và quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất, thủ tục đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cần thiết. Bắt đầu từ năm 2024, những quy định mới về thủ tục đính chính đã được cập nhật nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân trong việc khắc phục các lỗi sai và bảo đảm tính minh bạch trong quản lý đất đai. Bài viết này, sẽ cung cấp những hướng dẫn chi tiết về quy trình, hồ sơ cần thiết và các bước để tiến hành đính chính sổ đỏ theo quy định mới nhất.

Căn cứ pháp lý:

- Luật Đất đai số 31/2024/QH 15

- Nghị định số 101/2024/NĐ-CP

1. Khái niệm về Giấy chứng nhận quyền sử dụng

Căn cứ theo khoản 21 Điều 3 Luật Đất đai năm 2024

 “21. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất. Tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất theo quy định của pháp luật. Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của các luật có liên quan được thực hiện theo quy định của Luật này có giá trị pháp lý tương đương như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại Luật này.

Như vậy, hiểu đơn giản Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là chứng thư pháp lý do Nhà nước cấp để xác nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người được cấp. Điều này có nghĩa là "sổ đỏ" không chỉ đơn thuần là một loại giấy tờ hành chính, mà còn là bằng chứng pháp lý quan trọng về quyền sở hữu tài sản gắn với đất của người dân.

Ngoài ra, ý nghĩa pháp lý của Giấy chứng nhận này thể hiện ở chỗ, đây là cơ sở để người sử dụng đất thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan đến đất đai theo quy định của pháp luật. Đồng thời, đó cũng là căn cứ để giải quyết các tranh chấp về đất đai nếu có phát sinh.

đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng

Đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 

2. Đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 152 Luật đất đai năm 2024

“Điều 152. Đính chính, thu hồi, hủy giấy chứng nhận đã cấp

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất quy định tại Điều 136 của Luật này có trách nhiệm đính chính giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây:

a) Có sai sót thông tin của người được cấp giấy chứng nhận so với thông tin tại thời điểm đính chính;

b) Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được tổ chức đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận hoặc được thể hiện trong văn bản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai.” 

Như vậy, đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng trong 02 trường hợp

Thứ nhất, có sai sót thông tin của người được cấp giấy chứng nhận so với thông tin tại thời điểm đính chính

Thứ hai, có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã có tổ chức đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận hoặc được thể hiện trong văn bản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai.

3. Trình tự, thủ tục đính chính Giấy chứng nhận đã cấp

3.1. Quy trình nộp hồ sơ đính chính Giấy chứng nhận đã cấp

Căn cứ khoản 1 Điều 45 Nghị định số 101/2024/NP-CP 

1. Việc nộp hồ sơ được thực hiện như sau:

a) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 136 của Luật Đất đai phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót thì thông báo cho người được cấp Giấy chứng nhận và đề nghị nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp để thực hiện đính chính;

b) Trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận phát hiện Giấy chứng nhận cấp lần đầu có sai sót thì nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 của Nghị định này. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ và chuyển hồ sơ đến cơ quan có chức năng quản lý đất đai;

c) Trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất có sai sót thì nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định này. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ. Trường hợp cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 của Nghị định này thì chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai. 

Tức là, việc nộp hồ sơ được thực hiện như sau:

Thứ nhất, đối với trường hợp cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 136 của Luật Đất đai (Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,…) phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót thì thông báo cho người được cấp Giấy chứng nhận và đề nghị nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp để thực hiện đính chính.

Thứ hai, đối với trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận phát hiện Giấy chứng nhận cấp lần đầu có sai sót thì nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Nghị định số 101/2024/NP-CP đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 (Bộ phận Một cửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; Văn phòng đăng ký đất đai; Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai) của Nghị định này. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ và chuyển hồ sơ đến cơ quan có chức năng quản lý đất đai.

Thứ ba, đối với trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất có sai sót thì nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Nghị định số 101/2024/NP-CP đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 21 (Bộ phận Một cửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; Văn phòng đăng ký đất đai; Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai)  của Nghị định số 101/2024/NP-CP. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ.

Trường hợp cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 21 Nghị định số 101/2024/NP-CP thì chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.

3.2. Thành phần hồ sơ đính chính Giấy chứng nhận đã cấp

Căn cứ khoản 2 Điều 45 Nghị định số 101/2024/NĐ-CP

“2. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đính chính Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót bao gồm:

a) Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

c) Giấy tờ chứng minh sai sót thông tin của người được cấp Giấy chứng nhận so với thông tin tại thời điểm đề nghị đính chính hoặc sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với thông tin trên Giấy chứng nhận đã cấp;

d) Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện thủ tục thông qua người đại diện theo quy định của pháp luật về dân sự thì phải có văn bản về việc ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự.

Theo đó, thành phần hồ sơ bảo gồm:

Đối với trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót bao gồm:

  • Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK ban hành kèm theo nghị định này
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp
  • Giấy tờ chứng minh sai sót thông tin của người được cấp Giấy chứng nhận so với thông tin tại thời điểm đề nghị đính chính hoặc sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với thông tin trên Giấy chứng nhận đã cấp
  • Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện thủ tục thông qua người đại diện theo quy định của pháp luật về dân sự thì phải có văn bản về việc ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự.

Bên cạnh đó, về cơ bản đối với trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận phát hiện Giấy chứng nhận cấp lần đầu có sai sót hay Trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất có sai sót cũng sẽ chuẩn bị hồ sơ như trên. 

3.3. Thời gian thực hiện thủ tục đính chính Giấy chứng nhận đã cấp

Căn cứ khoản 8 và khoản 10 Điều 22 Nghị định số 101/2024/NĐ-CP

“8. Trường hợp đính chính Giấy chứng nhận đã cấp là không quá 10 ngày làm việc.”

“10. Thời gian quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ đã đảm bảo tính đầy đủ, thống nhất theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 19 của Nghị định này; không tính thời gian cơ quan có thẩm quyền xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định, thời gian niêm yết công khai, đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng, thời gian thực hiện thủ tục chia thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất chết trước khi trao Giấy chứng nhận.

Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều này được tăng thêm 10 ngày làm việc.”

Như vậy, trường hợp đính chính Giấy chứng nhận đã cấp là không quá 10 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận hồ sơ được hồ sơ đã đảm bảo tính đầy đủ, thống nhất theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 19 của Nghị định số 101/2024/NP-CP; không tính thời gian cơ quan có thẩm quyền xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định, thời gian niêm yết công khai, đăng tin trên phương tiện thông tin đại chúng, thời gian thực hiện thủ tục chia thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất chết trước khi trao Giấy chứng nhận.

Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày làm việc

Xem thêm tại: https://vinhphuclawyers.vn/dich-vu-phap-ly/dich-vu-dat-dai/dich-vu-dinh-chinh-giay-chung-nhan-quyen-su-dung-dat-tai-vinh-phuc-36023.htm

#MaiÁnh




HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc