1. Home
  2. Kiến thức pháp lý
  3. Doanh nghiệp và Đầu tư nước ngoài

Thủ tục tạm ngừng dự án đầu tư

177 Doanh nghiệp và Đầu tư nước ngoài

Thủ tục tạm ngừng dự án đầu tư
MỤC LỤC

Trong bối cảnh kinh doanh đầy biến động, nhà đầu tư có thể đối mặt với nhiều lý do buộc phải tạm ngừng hoạt động dự án đầu tư, từ những khó khăn về tài chính, thị trường cho đến các yếu tố khách quan như thay đổi chính sách hoặc môi trường kinh doanh. Để đảm bảo tính minh bạch và hợp pháp, việc thực hiện đầy đủ thủ tục ngừng hoạt động dự án không chỉ giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro pháp lý mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái khởi động trong tương lai. Vậy thủ tục tạm ngừng dự án đầu tư được pháp luật quy định như thế nào? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây của Y&P Lawfirm.

Căn cứ pháp lý:

Luật Đầu tư 2020

Nghị định 31/2021/NĐ-CP

Nghị định 122/2021/NĐ-CP

Dự án đầu tư tạm ngừng hoạt động khi nào?

Theo quy định tại Điều 47 Luật Đầu tư 2020 dự án đầu tư có thể tạm ngừng hoạt động theo nhu cầu của nhà đầu tư hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Nhà đầu tư chủ động ngừng hoạt động dự án đầu tư

Đây là trường hợp phổ biến nhất, khi nhà đầu tư tự quyết định tạm ngừng dự án vì các lý do như khó khăn tài chính, thay đổi chiến lược kinh doanh, hoặc điều kiện thị trường không thuận lợi. Trong trường hợp này, nhà đầu tư cần thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư.

Trường hợp ngừng hoạt động của dự án đầu tư vì lý do bất khả kháng thì nhà đầu tư được Nhà nước miễn tiền thuê đất, giảm tiền sử dụng đất trong thời gian ngừng hoạt động để khắc phục hậu quả do bất khả kháng gây ra.

Trường hợp 2: Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp sau:

- Để bảo vệ di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của Luật Di sản văn hóa;

- Để khắc phục vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường;

- Để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động theo đề nghị của cơ quan nhà nước quản lý về lao động;

- Theo bản án, quyết định của Tòa án, phán quyết trọng tài;

- Nhà đầu tư không thực hiện đúng nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng tiếp tục vi phạm.

Trường hợp 3: Theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Thủ tướng Chính phủ quyết định ngừng, ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong trường hợp việc thực hiện dự án đầu tư gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Thời gian tạm ngừng hoạt động của dự án đầu tư

Theo quy định tại Điều 56.2 Nghị định 31/2021/NĐ-CP, thời gian tạm ngừng dự án đầu tư được quy định cụ thể như sau:

  • Thời gian tối đa: Tổng thời gian ngừng hoạt động của dự án đầu tư không được quá 12 tháng. Đây là một quy định quan trọng nhằm đảm bảo tính liên tục và hiệu quả của hoạt động đầu tư.
  • Trường hợp đặc biệt: Đối với các trường hợp ngừng hoạt động theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo bản án, quyết định của tòa án, phán quyết trọng tài, thời gian ngừng sẽ được xác định theo nội dung của các văn bản này.
  • Quy định bổ sung: Nếu các văn bản pháp lý nêu trên không xác định cụ thể thời gian ngừng hoạt động, thì thời hạn tối đa vẫn áp dụng là 12 tháng kể từ ngày quyết định tạm ngừng có hiệu lực.

Việc quy định thời gian tạm ngừng dự án một mặt tạo điều kiện cho nhà đầu tư có thời gian cần thiết để giải quyết các vấn đề phát sinh, mặt khác cũng đảm bảo dự án không bị "treo" quá lâu, ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Hồ sơ tạm ngừng dự án đầu tư

Để thực hiện thủ tục tạm ngừng thực hiện dự án đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh hoặc Sở Kế hoạch và đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư cần chuẩn bị các hồ sơ sau:

- Thông báo tạm ngừng hoạt động dự án đầu tư

Đây là văn bản chính, cần được chuẩn bị theo mẫu A.I.13 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2021/TT-BKHĐT. Nội dung chính của thông báo này bao gồm:

  • Thông tin về nhà đầu tư;
  • Thông tin về tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư;
  • Tình hình hoạt động của dự án đầu tư (bao gồm việc thực hiện các thủ tục hành chính, tiến độ triển khai);
  • Tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính;
  • Nội dung cụ thể về việc tạm ngừng hoạt động dự án đầu tư;
  • Các cam kết của nhà đầu tư.

- Quyết định, biên bản họp về việc tạm ngừng dự án đầu tư (nếu có).

- Bản sao Quyết định chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy phép đầu tư/Giấy phép kinh doanh hoặc Quyết định chủ trương đầu tư.

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong trường hợp Nhà đầu tư là tổ chức kinh tế

- Bản sao giấy tờ cá nhân của Người đại diện theo pháp luật;

- Văn bản uỷ quyền đối với người nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật; Hợp đồng uỷ quyền hoặc hợp đồng dịch vụ đối với tổ chức thực hiện dịch vụ nộp hồ sơ và giấy giới thiệu của tổ chức cho cá nhân nộp hồ sơ (nếu có).

Thu-tuc-tam-ngung-du-an-dau-tu

(Thủ tục tạm ngừng dự án đầu tư - ảnh minh họa)

Trình tự thực hiện thủ tục tạm ngừng dự án đầu tư

Thủ tục tạm ngừng thực hiện dự án đầu tư thực hiện với các trình tự như sau:

1. Đối với trường hợp tự quyết định ngừng hoạt động của dự án đầu tư 

Bước 1:  chuẩn bị hồ sơ

Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng dự án đầu tư: 01 bộ

Bước 2: Nộp hồ sơ

Nhà đầu tư nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định.

Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy biên nhận, nhà đầu tư căn cứ vào biên nhận ngày hẹn trả kết quả đến Phòng đăng ký đầu tư để nhận kết quả giải quyết dự án tạm ngừng đầu tư.

2. Đối với trường hợp cơ quan quản lý về đầu tư quyết định ngừng hoạt động của dự án đầu tư:

Bước 1: Cơ quan quản lý quyết định ngừng hoạt động của dự án đầu tư căn cứ ý kiến của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các trường hợp nêu tại khoản 2 Điều 47 của Luật Đầu tư, để quyết định ngừng toàn bộ hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư. Sau đó cơ quan ra quyết định tiếp tục thông báo cho các cơ quan liên quan và nhà đầu tư.

Bước 2: Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền về các lĩnh vực tại điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều 47 Luật Đầu tư 2020 phải lập biên bản trước khi quyết định tạm ngừng toàn bộ hay một phần dự án đầu tư

Đối với việc ngừng hoạt động của dự án đầu tư theo bản án, quyết định của toà án, phán quyết của trọng tài thì cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư căn cứ bán án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án, phán quyết có hiệu lực của trọng tài để quyết định ngừng toàn bộ hay một phần dự án đầu tư.

3. Đối với dự án đầu tư gây phương hại hoặc có nguy cơ gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia

Bước 1: Uỷ ban nhân dân tỉnh thông báo bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Thông báo gồm các nội dung:  nhà đầu tư thực hiện dự án; mục tiêu, địa điểm, nội dung dự án, quá trình thực hiện dự án; đánh giá tác động hoặc nguy cơ ảnh hưởng của dự án đối với quốc phòng, an ninh quốc gia; kiến nghị về việc ngừng toàn bộ hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư

Bước 2: Căn cứ đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến Bộ Quốc phòng để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định ngừng toàn bộ hay một phần hoạt động của dự án đầu tư.

Không thông báo ngừng hoạt động dự án đầu tư bị xử phạt như thế nào?

Theo Điều 15 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính với hành vi không thông báo chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư, cụ thể như sau:

Điều 15. Vi phm v chế đ thông tin, báo cáo hot đng đu tư ti Vit Nam

...

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không thực hiện chế độ báo cáo hoạt động đầu tư hoặc báo cáo không đúng thời hạn theo quy định;

b) Báo cáo không trung thực, không chính xác về hoạt động đầu tư;

c) Không gửi hồ sơ thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt văn phòng điều hành trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định chấm dứt hoạt động của văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC;

d) Không gửi thông báo cho cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định ngừng hoạt động của dự án đầu tư;

đ) Không thông báo hoặc không gửi quyết định chấm dứt hoạt động dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hoạt động dự án đầu tư đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Đầu tư.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

...

d) Buộc gửi thông báo hoặc quyết định chấm dứt hoạt động dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm d và điểm đ khoản 2 Điều này.

Theo đó, không thông báo hoặc không gửi quyết định chấm dứt hoạt động dự án đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chấm dứt hoạt động dự án đầu tư thì sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Mức phạt trên áp dụng đối với tổ chức, còn đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức, cụ thể số tiền là 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.

Công ty luật cung cấp dịch vụ xin tạm ngừng hoạt động dự án đầu tư

Trong bối cảnh kinh tế biến động, việc tạm ngừng một dự án có thể là lựa chọn hợp lý để giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa nguồn lực. Dịch vụ xin tạm ngừng hoạt động dự án đầu tư của Công ty Luật Y&P là giải pháp hoàn hảo dành cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong quá trình triển khai dự án. Chúng tôi cung cấp hỗ trợ toàn diện, từ tư vấn pháp lý đến việc chuẩn bị hồ sơ cần thiết, giúp bạn thực hiện thủ tục tạm ngừng một cách nhanh chóng và hiệu quả được cụ thể thông qua các hoạt động cung cấp sau:

Tư vấn pháp lý:

·         Phân tích các điều khoản pháp lý liên quan đến việc tạm ngừng hoạt động.

·         Hướng dẫn quy trình và các bước cần thực hiện.

Chuẩn bị hồ sơ:

·         Soạn thảo các tài liệu cần thiết như đơn xin tạm ngừng, báo cáo tình hình dự án.

·         Hỗ trợ trong việc thu thập và hoàn thiện hồ sơ.

Nộp hồ sơ và theo dõi:

·         Thực hiện nộp hồ sơ đến cơ quan chức năng.

·         Theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ và cập nhật kết quả cho khách hàng.

Giải quyết các vấn đề phát sinh:

·         Hỗ trợ trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý, nếu có, trong quá trình tạm ngừng hoạt động.

🎯Chờ gì mà không liên hệ ngay để chúng tôi có thể giúp bạn bắt đầu hành trình mới của doanh nghiệp với sự an toàn, ổn định, và sự thành công.

Liên hệ ngay để chúng tôi đồng hành cùng doanh nghiệp trên con đường đến sự phồn thịnh và vinh quang!

Bài viết tham khảo:

THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG ĐẤT VÀ NHÀ XƯỞNG TRONG KHU CÔNG NGHIỆP

THỦ TỤC ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

THỦ TỤC TẠM NGỪNG KINH DOANH CÔNG TY

#NTTT


HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc