1. Home
  2. Kiến thức pháp lý
  3. Doanh nghiệp và Đầu tư nước ngoài

Dự thảo án lệ số 12 về thẩm quyền giải quyết tranh chấp NDA và những lưu ý cho doanh nghiệp

620 Doanh nghiệp và Đầu tư nước ngoài

 Dự thảo án lệ số 12 về thẩm quyền giải quyết tranh chấp NDA và những lưu ý cho doanh nghiệp
MỤC LỤC

Hiện nay, rất nhiều Người sử dụng lao động (“Doanh nghiệp”) ký kết thỏa thuận bảo mật thông tin và không cạnh tranh (“NDA”), đặc biệt Doanh nghiệp và người lao động thường ký kết NDA để sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động không được làm công việc tương tự hoặc công việc cạnh tranh với Công ty trong thời hạn nhất định và/hoặc trong một khu vực địa lý nhất định.

Thông thường, các tranh chấp liên quan đến hợp đồng lao động thuộc thẩm quyền giải của Tòa án theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Tuy nhiên đối với NDA, các bên thường chọn cơ quan giải quyết là Trọng tài vì nhiều lý do khác nhau như bảo mật thông tin, tiện lợi, nhanh chóng, … Mặc dù vậy, thực tiễn có rất ít tranh chấp liên quan đến NDA được đưa ra giải quyết nên hầu như chưa có thông lệ nào về việc liệu một thỏa thuận như NDA có hiệu lực/giá trị không vì bản thân NDA gây khá nhiều tranh cãi liên quan đến yếu tố mâu thuẫn với nguyên tắc “Bảo đảm quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nơi làm việc” của Luật Việc làm.

Vấn đề này dường như sẽ được trả lời, và có ảnh hưởng rất lớn đến các quan hệ lao động có ký kết NDA, nếu Dự thảo án lệ số 12 do thẩm phán Nguyễn Thị Thùy Dung, Phó Chánh án Toàn án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài thương mại đối với thỏa thuận bảo mật thông tin và không cạnh tranh được đưa vào làm nguồn án lệ.

Dự thảo Án lệ này lấy nguồn là Quyết định số 755/2018/QĐ-PQTT ngày 12/6/2018 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về “Yêu cầu hủy phán quyết trọng tài”; người yêu cầu là bà T, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Công ty R.