Để biết nên mua lại
công ty cũ hay
thành lập công ty mới, chúng ta cần hiểu rõ các ưu điểm - nhược điểm của mua lại doanh nghiệp cũ và thành lập công ty mới. Dưới đây là các ưu – nhược điểm giữa 2 loại hình này mà Y&P đã tổng hợp để bạn đọc có cái nhìn khách quan và chọn lựa kĩ hơn trước khi đưa ra quyết định của mình.
|
MUA CÔNG TY CŨ CÓ SẴN
|
THÀNH LẬP CÔNG TY MỚI
|
Ưu điểm
|
- Mua được lịch sử mà công ty đã phát triển: Khi mua lại Công ty thì Mã số thuế và ngày cấp Giấy phép lần đầu tiên của Công ty là không thay đổi. Công ty có lịch sử hoạt động lâu dễ mang lại cảm giác tin tưởng cho khách hàng vì tâm lý khách hàng ưa chuộng sự ổn định đã có từ trước, thích những gì đã được kiểm chứng qua thời gian.
- Khách hàng và thị trường có sẵn: Công ty cũ có khách hàng và thị trường đã có sẵn, giúp bạn bắt đầu kinh doanh ngay từ đầu.
- Nhân sự và kỹ năng có sẵn: Nếu công ty cũ có đội ngũ nhân sự có kỹ năng cần thiết, bạn sẽ không phải tốn nhiều thời gian tuyển dụng và đào tạo.
- Có sẵn Thương hiệu: Thương hiệu đã có sẵn, nếu Thương hiệu tốt thì những gì bạn cần làm tiếp theo là kế thừa và tiếp tục phát huy những dấu ấn đó.
- Có được những Giấy phép con đã cấp: Ngoài Giấy chứng nhận ĐKDN mà doanh nghiệp nào cũng có thì đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Doanh nghiệp phải có thêm những loại Giấy phép do cơ quan chuyên ngành cấp.
+ Thủ tục cấp phép này đòi hỏi Doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện nhất định mà không phải Doanh nghiệp nào cũng có được. Do đó, có những trường hợp mua lại Công ty của người khác chỉ nhằm 1 mục đích duy nhất là có được Giấy phép con mà Công ty này đã được cấp.
|
- Kiểm soát và linh hoạt: Thành lập công ty mới cho phép bạn kiểm soát toàn bộ quy trình và phát triển theo hướng bạn muốn.
- Tạo từ đầu theo ý muốn: Bạn có cơ hội xây dựng công ty theo cách bạn muốn, tùy chỉnh cơ cấu tổ chức và quy trình.
- Tránh rủi ro tiềm ẩn của công ty cũ: Thành lập mới giúp bạn tránh các rủi ro tiềm ẩn của công ty cũ.
|
Nhược điểm
|
- Rủi ro tiềm ẩn: Có thể có các vấn đề không rõ ràng về tài sản, nợ cũ, hoặc vấn đề pháp lý mà bạn cần xem xét cẩn thận trước khi quyết định mua lại.
- Giá mua công ty: Giá mua công ty có thể cao hơn so với việc thành lập công ty mới từ đầu.
|
- Thời gian và công sức: Thành lập công ty mới đòi hỏi nhiều thời gian và công sức so với việc mua công ty cũ có sẵn.
- Xây dựng từ đầu: Bạn cần phải tạo và phát triển thị trường, thu thập khách hàng từ đầu, điều này có thể đòi hỏi đầu tư lớn về thời gian và tiền bạc.
|
Mua công ty cũ hay thành lập công ty mới? (Ảnh minh họa)
Lời khuyên
Những người trẻ đang khởi nghiệp và muốn thành lập công ty cho riêng mình thì nên bắt đầu từ việc đăng kí kinh doanh để doanh nghiệp mang dấu ấn của riêng bạn. Với kế hoạch chi tiết và chiến lược xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng, bạn có thể nhanh chóng xây dựng được lòng tin từ phía khách hàng và đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, bạn cũng có thể lựa chọn phương án mua lại công ty nếu có được một thỏa thuận mua lại với chi phí hợp lý và đối tác đáng tin cậy. Mua một công ty đã có sẵn lợi nhuận là cách ít rủi ro hơn. Không phải không có rủi ro nhưng chắc chắn sẽ an toàn hơn vì sản phẩm, dịch vụ của công ty đã có sẵn. Nếu mua loại công ty này, hầu như bạn chỉ cần tập trung vào việc cải thiện và tăng trưởng.
Như vậy, mua lại công ty cũ cũng ẩn chứa nhiều rủi ro, nhưng đã có ý định mua lại công ty để đáp ứng các mục tiêu cá nhân hay các mục tiêu chiến lược thì không nên thành lập công ty mới. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về quá trình khởi nghiệp và lựa chọn giữa mua công ty cũ và thành lập công ty mới. Chúc bạn thành công trong việc xây dựng doanh nghiệp của mình!
Trên đây là một số thông tin hữu ích về vấn về Nên mua lại công ty cũ hay thành lập công ty mới mà Công ty Luật TNHH Youth & Partners đã tìm hiểu và cập nhật, cảm ơn Quý Khách hàng đã quan tâm và theo dõi. Trân trọng!
NTL