1. Home
  2. Kiến thức pháp lý
  3. Doanh nghiệp và Đầu tư nước ngoài

Các hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam theo quy định

25 Doanh nghiệp và Đầu tư nước ngoài

Các hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam theo quy định
MỤC LỤC

Các hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng rất đa dạng, mỗi hình thức có những quy định pháp lý cụ thể, giúp nhà đầu tư lựa chọn phương án phù hợp với chiến lược và mục tiêu kinh doanh của mình. Trong bài viết này, Y&P sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo đúng các quy định của pháp luật.

Căn cứ pháp lý:

Luật Đầu tư 2020

I. Phân loại các hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được phân thành nhiều hình thức khác nhau, mỗi hình thức sẽ có các yêu cầu và thủ tục riêng biệt. Dưới đây là các hình thức đầu tư phổ biến mà các nhà đầu tư nước ngoài có thể áp dụng tại Việt Nam.

Theo quy định tại Điều 21 Luật Đầu tư 2020, hiện nay quy định gồm có 5 hình thức đầu tư gồm:

i. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.

ii. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

iii. Thực hiện dự án đầu tư.

iv. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

v. Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

Theo đó, khi các nhà đầu tư dự kiến đầu tư vào Việt Nam sẽ lựa chọn 1 trong 5 hình thức đầu tư theo quy định trên để trực tiếp thực hiện đầu tư tại Việt Nam.

II. Quy định chi tiết về các hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

1. Hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Với hình thức này Nhà đầu tư trong nước thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, theo đó có 05 loại hình doanh nghiệp sau nhà đầu tư có thể lựa chọn thành lập gồm:

+ Công ty TNHH một thành viên

+ Công ty TNHH hai thành viên trở lên

+ Công ty Cổ phần

+ Công ty hợp danh

+ Doanh nghiệp tư nhân

Dựa trên định hướng và điều kiện vốn góp của nhà đầu tư để lựa chọn loại hình doanh nghiệp đầu tư phù hợp, tuy nhiên, với loại hình Công ty TNHH thường được các nhà đầu tư nước ngoài ưu tiên lựa chọn khi đầu tư vào Việt Nam.

Ngoài ra, Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật này.

Lưu ý: Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.

Tóm lại, với hình thức đầu tư này nhà đầu tư cần thực hiện các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Xin chấp thuận chủ trương đầu tư – nếu thuộc một trong các dự án phải xin chấp thuận theo quy định;

Bước 2: Chuẩn bị dự án đầu tư và xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

Bước 3. Đăng ký thành lập doanh nghiệp để được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Các hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam theo quy định

(Các hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam theo quy định - ảnh minh họa)

2. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

Với hình thức này nhà đầu tư sẽ thực hiện góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác tại Việt Nam để thực hiện đầu tư

2.1. Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế, gồm:

a) Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 của Luật Đầu tư 2020;

b) Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này;

c) Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.

2.2. Hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

i. Nhà đầu tư được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

a) Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;

b) Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;

c) Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

ii. Nhà đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

a) Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;

b) Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;

c) Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;

d) Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.

3. Thực hiện dự án đầu tư

Căn cứ Mục 2, Mục 3 Chương IV Luật Đầu tư 2020 quy định về quá trình để nhà đầu tư nước ngoài được phép thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam gồm những bước cơ bản như sau:

- Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư

- Nộp hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư

- Nếu được chấp thuận dự án đầu tư thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

- Triển khai thực hiện dự án đầu tư.

4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

Hợp đồng BCC hay còn được gọi là hợp đồng hợp tác kinh doanh, là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.

Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định pháp luật. Trong đó, nội dung hợp đồng phải bao gồm những nội dung sau:

a) Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;

b) Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;

c) Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;

d) Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;

đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;

e) Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;

g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

f) Ngoài ra, các bên tham gia hợp đồng BCC có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật.

5. Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ

Đây là quy định mở nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư được linh hoạt các hình thức đầu tư phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.

III. Dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Y&P Law Firm tự hào cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với mục tiêu đồng hành và hỗ trợ nhà đầu tư tối ưu hóa lợi ích trong môi trường pháp lý và kinh doanh tại Việt Nam. Dịch vụ tư vấn hỗ trợ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tại Y&P bao gồm:

1Hỗ trợ pháp lý:

- Tư vấn các điều kiện đầu tư, ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

- Thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư, xin giấy phép hoạt động.

- Tư vấn quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư theo luật pháp Việt Nam.

2. Tư vấn tài chính và thuế:

- Tư vấn cấu trúc vốn, lựa chọn mô hình đầu tư tối ưu.

- Hỗ trợ về thuế, kiểm toán, kế toán cho doanh nghiệp nước ngoài.

3. Tư vấn về nhân sự và lao động:

- Hỗ trợ tuyển dụng lao động, quản lý nhân sự theo luật lao động Việt Nam.

- Tư vấn xin giấy phép lao động cho người nước ngoài.

4. Tư vấn về bất động sản:

- Hỗ trợ nhà đầu tư tìm kiếm địa điểm, mặt bằng phù hợp với dự án.

- Tư vấn về quyền sử dụng đất, thuê đất tại Việt Nam.

5. Kết nối đối tác và xúc tiến thương mại:

- Giới thiệu các đối tác tiềm năng, tổ chức các hội thảo xúc tiến đầu tư.

- Cung cấp thông tin thị trường, ngành nghề kinh doanh.

6. Hỗ trợ thủ tục hành chính:

- Xin các giấy phép liên quan như giấy phép xây dựng, môi trường.

- Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho thương hiệu, sản phẩm.

7. Tư vấn chiến lược kinh doanh và phát triển dự án:

- Xây dựng kế hoạch kinh doanh, chiến lược tiếp thị.

- Hỗ trợ mở rộng quy mô, vận hành hiệu quả.

IV. Các câu hỏi liên quan đến các hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

1. Có mấy hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam theo quy định?

Trả lời: Căn cứ Điều 21 Luật Đầu tư 2020 quy định gồm có 05 hình thức đầu tư vào Việt Nam gồm: 

i. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.

ii. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

iii. Thực hiện dự án đầu tư.

iv. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

v. Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

2. Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam là gì?

Nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện sau khi đầu tư vào thị trường Việt Nam gồm các vấn đề sau: tư cách pháp lý, ngành nghề đầu tư, tỷ lệ sở hữu vốn, điều kiện tiếp cận thị trường và thực hiện các thủ pháp lý hoặc các giấy phép liên quan trước khi triển khai dự án cần phải tuân thủ các điều kiện, trình tự thủ tục theo đúng quy định pháp luật Việt Nam

Bài viết tham khảo: 

THỦ TỤC THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA CÔNG TY NƯỚC NGOÀI

THỦ TỤC ĐIỀU CHỈNH GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ ĐẦU TƯ

#NTTT


HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc