1. Home
  2. Dịch vụ pháp lý
  3. Hôn nhân và gia đình

Dịch vụ đăng ký nhận cha, mẹ, con

117 Hôn nhân và gia đình

Dịch vụ đăng ký nhận cha, mẹ, con
MỤC LỤC
  1. 1. Quyền nhận cha, mẹ, con

Ai cũng có nhu cầu được sống trong mái ấm đầy đủ tình thương của cả cha và mẹ. Ai cũng đều có quyền được mưu cầu hạnh phúc, bình đẳng như nhau. Bởi lẽ đó mà Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã có quy định về quyền nhận cha, mẹ, con tại Điều 90, Điều 91 như sau:

  • Cha, mẹ, con có quyền nhận con, cha, mẹ của mình kể cả trong trường hợp con, cha, mẹ đã chết;

  • Con đã thành nhiên nhận cha thì không cần phải có sự đồng ý của mẹ, nhận mẹ không cần phải có sự đồng ý của cha;

  • Trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia.

Có thể thấy pháp luật đã mở rộng được tối đa phạm vi quyền để cho cha, mẹ, con nhận nhau. Đảm bảo được quyền tự do, hạnh phúc, quyền cơ bản của mỗi con người.

  1. 2. Thẩm quyền giải quyết

Thủ tục nhận cha, mẹ, con phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tại Điều 24 và Điều 43 Luật Hộ tịch năm 2014 có quy định về thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau:

- UBND cấp xã nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) của người nhận hoặc được nhận là cha, mẹ, con thực hiện việc đăng ký thông thường;

- UBND cấp huyện nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) của người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện việc đăng ký trong các trường hợp nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài, bao gồm:

  • Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;

  • Giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

  • Giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;

  • Giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài;

  • Giữa người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam.

Như vậy, khi muốn đăng ký nhận cha, mẹ, con chỉ cần đến UBND cấp xã nơi người nhận hoặc được nhận thực hiện hoặc đến UBND cấp huyện thực hiện trong trường hợp có yếu tố nước ngoài đã nêu trên.

  1. 3. Trình tự, thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con

3.1. Trình tự, thủ tục đăng ký tại cấp xã

Đăng ký nhận cha, mẹ, con theo thủ tục thông thường được quy định tại Điều 25 Luật Hộ tịch năm 2014 như sau:

 “1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc”

Theo đó, việc yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con cần nộp hồ sơ gồm:

Vậy chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con gồm những gì? Làm sao để có thể chứng minh quan hệ cha, mẹ, con? Điều này đã được giải đáp và hướng dẫn bởi Thông tư số 04/2020/TT-BTP tại Điều 14 quy định về chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con chúng tôi cần bạn cung cấp hoặc hỗ trợ bạn bổ sung gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau:

  • Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con;

  • Nếu không có chứng cứ chứng minh như trên thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con và phải có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ này. 

Việc lập văn bản cam đoan được cơ quan đăng ký hộ tịch giải thích rõ cho người lập về trách nhiệm, hệ quả pháp lý nếu cam đoan không đúng sự thật. Cơ quan đăng ký hộ tịch cũng có thể từ chối giải quyết hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan là không đúng sự thật (Điều 5 Thông tư số 04/2020/TT-BTP).

Hình minh họa

Thời hạn giải quyết thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con là 03 ngày, nếu cần xác mình thì kéo dài thêm không quá 05 ngày. Vậy tối đa là không quá 08 ngày làm việc thì thủ tục đăng ký sẽ được nhận kết quả là Trích lục.

3.2. Trình tự, thủ tục đăng ký tại cấp huyện

Đăng ký nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài cần đến UBND cấp huyện và được quy định tại Điều 44 Luật Hộ tịch 2014 như sau: 

“1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau thì người nước ngoài phải nộp thêm bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân.

2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch xác minh, niêm yết việc nhận cha, mẹ, con tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời gian 07 ngày liên tục, đồng thời gửi văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con niêm yết trong thời gian 07 ngày liên tục tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Phòng Tư pháp báo cáo và đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc đăng ký nhận cha, mẹ, con, nếu thấy đủ điều kiện thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.

4. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt; công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng các bên ký vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trích lục cho các bên.” 

Như vậy, hồ sơ cần nộp đối với trường hợp nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài cũng tương tự như đối với trường hợp thông thường:

  • Tờ khai theo mẫu (mẫu mới nhất tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư số 04/2024/TT-BTP);

  • Giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (hướng dẫn bởi Điều 14 Thông tư số 04/2020/TT-BTP);

  • Trường hợp người nhận hoặc người được nhận cha, mẹ, con là người nước ngoài thì cần có thêm bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh nhân thân.

Thời hạn giải quyết là 15 ngày làm việc, trong đó có 07 ngày niêm yết liên tục tại trụ sở UBND cấp huyện và 07 ngày niêm yết liên tục tại UBND cấp xã nơi thường trú của người được nhận cha, mẹ, con.

Phòng Tư pháp báo cáo và đề xuất Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định việc đăng ký nhận cha, mẹ, con, nếu thấy đủ điều kiện thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết và cấp trích lục cho các bên. Khi đăng ký, các bên phải có mặt đầy đủ, công chức làm công tác hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch và cùng các bên ký vào Sổ.

Trên đây là thông tin và hướng dẫn các trình tự, thủ tục cần có khi thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con mà chúng tôi có thể cung cấp cho bạn. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải quyết những vấn đề phát sinh, còn vướng mắc trong quá trình thực hiện mọi lúc, mọi nơi.

Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị hồ sơ, Y&P Law Firm sẽ giúp quý khách liên hệ với cơ quan pháp luật Nhà nước để thực hiện việc đăng ký nhận cha, mẹ, con. Trong thời gian giao dịch với Y&P Law Firm, nếu có trường hợp gì xảy ra, chúng tôi sẽ cố gắng giải quyết, tránh không để xảy ra bất cứ tranh chấp giữa các bên cũng như với cơ quan pháp lý.

  1. 4. Liên hệ dịch vụ tư vấn và thực hiện thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con

Với đội ngũ là những luật sư, chuyên viên pháp lý giỏi, tận tâm, và có nhiều kinh nghiệm thực tế, chúng tôi cam kết mang đến cho quý khách dịch vụ tư vấn và thực hiện thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con chất lượng với chi phí hợp lý nhất.

#HuyềnNghiêm







HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: [email protected] | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc