1. Home
  2. Dịch vụ pháp lý
  3. Hôn nhân và gia đình

Dịch vụ giải quyết tranh chấp nuôi con, tài sản sau khi ly hôn

164 Hôn nhân và gia đình

Dịch vụ giải quyết tranh chấp nuôi con, tài sản sau khi ly hôn
MỤC LỤC

Nếu như nói việc kết hôn là sự kiện đánh dấu quan hệ vợ chồng hợp pháp và được pháp luật bảo hộ thì ly hôn chính là sự chấm dứt cho mổi quan hệ vợ chồng ấy. Ly hôn liên quan đến rất nhiều những vấn đề nhạy cảm như con chung, tài sản chung, công nợ chung…Bên cạnh đó, còn có các mối quan hệ xung quanh. Vì vậy khi xảy ra tranh chấp, rất nhiều cá nhân không nắm được quy định pháp luật hay hiểu sai từ đó dẫn đến ảnh hưởng quyền lợi của chính mình. Bài viết sau đây sẽ phân tích những vấn đề liên quan đến tranh chấp nuôi con, tài sản sau khi ly hôn và dịch vụ hỗ trợ.

1. Khái niệm về “Ly hôn”

Trước hết, chúng ta tìm hiểu khái niệm ly hôn là gì?

Theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

"14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án." 
Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: bản án hoặc quyết định.

– Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Tòa án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định.

– Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn.

Như vậy, Ly hôn dược định nghĩa tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 theo đó ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Toà tuyên án phúc thẩm vụ ly hôn của ông Lê Phước Hoài Bảo | Báo Pháp Luật TP. Hồ Chí Minh

Vụ án tranh chấp sau ly hôn (Ảnh minh họa)

2. Tranh chấp quyền nuôi con

Trong hầu hết các vụ án ly hôn, việc tranh giành hay bác bỏ quyền/nghĩa vụ nuôi con vẫn luôn căng thẳng không kém gì việc phân chia tài sản. Yêu cầu giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con là vấn đề khó tránh khỏi, làm xáo trộn cuộc sống sinh hoạt và tâm lý không chỉ của bố, mẹ mà còn tâm lý của con trẻ - một đối tượng khá nhạy cảm.

Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam đã có những điều khoản rất rõ ràng quy định về người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Trên thực tế những tranh chấp về quyền nuôi con cũng gay gắt không kém những tranh chấp về việc phân chia tài sản khi ly hôn. Hầu hết các đương sự đều nhờ đến sự giúp đỡ của luật sư để bảo vệ quyền nuôi con cho mình.

Về nguyên tắc, các đương sự có thể thỏa thuận người trực tiếp nuôi con và thỏa thuận này được Tòa án ghi nhận trong Bản án. Nếu các đương sự không thỏa thuận được người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì Tòa án sẽ quyết định vấn đề này căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con như điều kiện học tập, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, đi lại... Đặc biệt, có 2 mốc tuổi của con cần lưu ý đối với quyền nuôi con, đó là dưới 36 tháng tuổi và từ đủ 7 tuổi.

Cụ thể, quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014:

"Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."
Các điều kiện cơ bản để đảm bảo quyền lợi của con là: Điều kiện nuôi dưỡng (yếu tố vật chất bao gồm nơi ăn, ở), điều kiện học tập, điều kiện chăm sóc, điều kiện phát triển tinh thần như vui chơi, giải trí, phát triển đạo đức, môi trường sống cũng như đạo đức, nhân cách của cha mẹ…. Cụ thể:

Điều kiện để giành quyền nuôi con trong quá trình thực hiện thủ tục giành quyền nuôi con khi ly hôn như sau:

* Điều kiện về kinh tế: Thể hiện qua mức thu nhập hàng tháng hoặc tài sản. Có nhiều trường hợp vợ chồng khi ly hôn không có thu nhập ổn định, không có công việc với Hợp đồng lao động thường xuyên. Nếu gặp phải trường hợp này Tòa án sẽ phải cân nhắc xem thu nhập của bên nào ổn định hơn và các điều kiện khác dưới đây để ra quyết định.

* Điều kiện về chỗ ở, môi trường sống: Khi hai vợ chồng chưa ly hôn thì con chung có thể sống với bố mẹ ở nhà thuê, nhà đất là tài sản chung của vợ chồng hoặc ở nhờ nhà của ông bà nội, ngoại. Tuy nhiên khi tính đến việc ly hôn giành quyền nuôi con thì bạn cần phải xác định rõ mình và con sẽ sinh sống tại đâu? Nếu không có tài sản riêng hoặc tài sản nhà đất được chia khi tòa xét xử vụ án thì cần tính đến điều kiện về thu nhập để có thể thuê nhà ở cho mình và con.

Thông thường khi ly hôn tòa án sẽ cân nhắc việc thay đổi chỗ ở, thay đổi môi trường sống có phù hợp, thuận lợi cho sự phát triển của trẻ nhỏ hay không. Ngoài điều kiện về chỗ ở thì điều kiện về môi trường sống xung quanh cũng hết sức quan trọng. Nếu môi trường sống xung quanh bị ô nhiễm, nhiều tệ nạn xã hội, bạo lực, thiếu thốn cơ sở vật chất,.. thì đương nhiên sẽ không tốt cho trẻ nhỏ.

* Điều kiện về sức khỏe, công việc: Có nhiều trường hợp bố mẹ hoàn toàn đủ điều kiện về kinh tế, chỗ ở nhưng do đặc thù công việc bận rộn, không có thời gian chăm sóc con, thường xuyên đi công tác xa, công tác ở nước ngoài thì cũng đều là những bất lợi trong việc giành quyền nuôi con khi ly hôn. Bố mẹ mắc các bệnh hiểm nghèo, các bệnh truyền nhiễm hoặc sức khỏe yếu thì đương nhiên không thể nào có đủ điều kiện tốt nhất để chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con chung.

Có những trường hợp một bên có thu nhập thường xuyên cao và ổn định, lại đáp ứng đầu đủ điều kiện nhà ở, ăn uống, sinh hoạt cũng như điều kiện học hành của con, nhưng vẫn không được Tòa án giao nuôi con với lý do người này hay đi công tác, ít có khả năng phát triển đời sống tình cảm cho con do thường xuyên xa nhà. Hoặc những trường hợp khác không đáp ứng được điều kiện nuôi con như: Một bên thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em; Thường xuyên say rượu, nghiện ma túy hoặc các chất kích thích; Hành vi bỏ rơi, không chăm sóc con chung; Đã có con riêng với người vợ, chồng trước đó và đang trực tiếp nuôi con riêng,…

Tuy nhiên, sau khi đã được Tòa án giao quyền nuôi con, do ý nghĩ chủ quan là việc muốn được cùng con chung sống, phát triển hoặc sau một thời gian ly hôn cuộc sống ổn định kinh tế phát triển nên có mong muốn được giành lại quyền nuôi con để con được sống trong một môi trường tốt hơn.

Hoặc xuất phát từ phía cha hoặc mẹ (người đang trực tiếp nuôi con) đã vi phạm một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con được quy định tại Điều 82, Điều 83 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Ví dụ như: Có hành vi cản trở, gây khó khăn cho người không trực tiếp nuôi con được trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái sau khi ly hôn. Nên người không trực tiếp nuôi con có mong muốn được thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn.

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con;

- Người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để tiếp tục việc trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Ngoài ra, một số lưu ý khi Tòa án giải quyết yêu cầu trên đó là: Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên. Nếu xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

Tòa án sẽ căn cứ vào những chứng cứ mà các bên đưa ra, từ đó quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con hay không. Trong trường hợp những chứng cớ mà người không trực tiếp nuôi con cung cấp là hợp lý thì có thể Tòa án sẽ ra quyết định về thay đổi người trực tiếp nuôi con.

3. Tranh cấp về tài sản sau khi ly hôn

Về vấn đề tài sản khi ly hôn được chia thành hai loại tài sản là tài sản chung vợ chồng và tài sản riêng vợ/chồng.

Tài sản riêng của vợ, chồng được xác định bao gồm tài sản mà vợ/chồng có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ/chồng và tài sản khác mà theo pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ/chồng.

Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ/chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng.

Như vậy, trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng đều có quyền có tài sản riêng cho mình, có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung. Việc xác lập quyền tài sản riêng vợ chồng có thể thực hiện theo nhiều cách như: thừa kế, tặng cho riêng, tài sản nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của riêng từng người.

Việc xác định tài sản qua tặng cho riêng, một Khách hàng đã liên hệ với chúng tôi và hỏi tư vấn: “Tôi cưới vợ năm 2010 và có một cháu trai được gần 4 tuổi. Kể từ khi cưới vợ xong thì chúng tôi ở căn nhà do bố mẹ mua cho nhưng không sang tên, đến năm 2011 thì bố mẹ tôi đã sang tên cho tôi. Vậy tôi xin hỏi nếu chúng tôi ly hôn thì ngôi nhà chúng tôi đang ở có bị coi là tài sản chung không?”

Y&P Law Firm đã trả lời câu hỏi như sau:

Về căn nhà Khách hàng trình bày là được bố mẹ cho nhưng không nói rõ là đó là Hợp đồng tặng cho riêng Khách hàng hay là tặng cho cả hai vợ chồng hoặc nếu là hợp đồng chuyển nhượng chỉ ghi tên một mình bạn thì có 2 trướng hợp xảy ra:

Nếu là hợp đồng tặng cho 1 mình Khách hàng thì đó là tài sản được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân, nếu không nhập vào tài sản chung thì đó là tài sản riêng; Trường hợp là hợp đồng mua bán (chỉ ghi 1 mình tên Khách hàng) thì Khách hàng cũng phải chứng minh được số tiền Khách hàng mua căn nhà đó hoàn toàn của riêng Khách hàng, người vợ không liên quan gì đến việc mua bán này (vì nhà mua trong thời kỳ hôn nhân) và Khách hàng không sát nhập căn nhà này vào làm tài sản chung thì đó là tài sản riêng

Trường hợp hợp đồng tặng cho ghi tên 2 vợ chồng thì đó là tài sản chung của 2 vợ chồng.

Về nguyên tắc, việc phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, trước tiên được xác định theo thỏa thuận của hai vợ chồng. Nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án phân chia. Việc phân chia tài sản được Tòa án giải quyết theo nguyên tắc: Tài sản chung của vợ chồng thông thường được chia đôi, tuy nhiên khi tính đến các yếu tố như:

- Hoàn cảnh gia đình và của vợ, chồng;

- Công sức đóng góp vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.

- Vợ chồng ở nhà lao động (ví dụ chăm sóc con cái, làm nội trợ,...) cũng được coi như lao động có thu nhập;

- Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

- Lỗi của mỗi bên trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

- Tài sản chung được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị;

- Bên nào nhận hiện vật có giá trị lớn hơn thì thanh toán phần chênh lệch cho bên kia.

Cụ thể hơn, tại Điều 61 Khoản 1 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định:

"Điều 61. Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình

1. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết."

Việc xác định phần tài sản trong khối tài sản chung cũng khá phức tạp, khoảng năm 2019, Truyền thông đã tốn không ít giấy mực khi nói về vụ ly hôn bạc tỷ của vợ chồng ông chủ Cafe Trung Nguyên. Vấn đề nan giải và tranh chấp lên đỉnh điểm khi việc phân chia khối tài sản khổng lồ không có tiếng nói và mọi thứ cũng xoay quanh việc xác định công sức đóng góp của vợ chồng tạo dựng tài sản trong thời kỳ hôn nhân.

Khối tài sản tranh chấp gồm vàng, tiền mặt, ngoại tệ và vốn góp trong các công ty, ông Vũ đưa ra đề nghị tòa phân xử cho mình nhận 70%, còn 30% được chia cho bà Thảo. Về các bất động sản, ông Vũ đề nghị chia đôi.

Nếu ông Vũ muốn được chia phần tài sản chung nhiều hơn bà Thảo thì ông Vũ phải chứng minh mình có công sức đóng góp nhiều hơn. Ông phải chứng minh mình có đóng góp nổi bật cho thấy công sức nhiều hơn rõ rệt và phân biệt được với công sức đóng góp của bà Thảo. Và việc chứng minh thật sự khó khăn hơn cả.

Người ta thường nói “của chồng, công vợ” để thể hiện được sự bình đẳng và vị thế ngang bằng của người vợ và người chồng trong quá trình tạo lập tài sản trong thời kì hôn nhân. Tuy nhiên để chứng minh rạch ròi vấn đề đóng góp công sức thì thật là phức tạp.

4. Luật sư giải quyết tranh chấp nuôi con, tài sản của Y&P Law Firm

Công ty Luật TNHH Youth & Partners là đơn vị tư vấn pháp luật, giải quyết tranh chấp hàng đầu trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình. Các Luật sư của chúng tôi với trình độ chuyên môn sâu không chỉ hỗ trợ khách hành giải quyết một cách nhanh gọn các vụ việc ly hôn mà còn có thể tư vấn, hỗ trợ bạn thực hiện thủ tục giành quyền nuôi con, giải quyết tranh chấp tài sản sau khi ly hôn một cách hiệu quả nhất.

Đối với các trường hợp muốn giành lại quyền nuôi con sau khi ly hôn, Luật sư ly hôn sẽ tiến hành các hoạt động cần thiết để xây dựng hồ sơ khởi kiện yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con, thu thập tài liệu chứng cứ cần thiết và tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong vụ án tranh chấp quyền nuôi con.

Bên cạnh đó Luật sư của chúng tôi còn có thể hỗ trợ thi hành án, tư vấn phương án xử lý những trường hợp đã thực hiện xong thủ tục giành quyền nuôi con khi ly hôn tại Tòa án nhưng người có nghĩa vụ giao con trong bản án không tự nguyện bàn giao con.

Dịch vụ Hôn nhân gia đình của Y&P có những ưu điểm sau:

👉 Thay vì mất nhiều thời gian, công sức đi tới đi lui với các thủ tục rườm rà tại Tòa án thì Khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng và giao toàn bộ công việc đó cho đội ngũ luật sư của Y&P giải quyết.

👉 Luật Sư tư vấn miễn phí qua các hình thức điện thoại, zalo, fanpage.

👉 Chi phí sẽ linh động theo từng giai đoạn và theo yêu cầu của khách hàng.

👉 Y&P luôn có chính sách miễn, giảm cho cho các gia đình có con nhỏ, hoàn cảnh khó khăn, phụ nữ là nạn nhân của bạo hành gia đình và nhiều trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Khách hàng có thể nhanh chóng kết nối, tham vấn ý kiến của Luật sư tại Văn phòng Luật, sử dụng các dịch vụ pháp lý của chúng tôi qua phương thức tiện lợi nhất, tiết kiệm nhất để là kết nối với tổng đài luật sư tư vấn pháp luật miễn phí: 088 995 6888

Ngoài ra, khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi thông qua các phương thức như:

  • Zalo: 088 995 6888
  • Facebook: Công ty Luật TNHH Youth & Partners
  • Website: https://yplawfirm.vn/
  • Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn
  • Nhóm facebook: Cộng đồng Luật sư Vĩnh Phúc

Thời gian phục vụ tư vấn: Tổng đài của chúng tôi phục vụ tư vấn trên toàn quốc. Thời gian phục vụ từ 7h30 sáng đến 23h00 đêm và tất cả các ngày trong tuần, bao gồm cả thứ bảy và chủ nhật và các ngày nghỉ lễ.

Vì vậy, quý khách hàng tại bất cứ nơi đâu trên lãnh thổ Việt Nam muốn nhận được ý kiến tư vấn của Luật sư vào bất cứ thời gian nào chỉ cần liên hệ những phương thức thuận tiện trên. Đội ngũ Luật sư – Chuyên viên – Chuyên gia của chúng tôi luôn túc trực tư vấn – giải đáp mọi thắc mắc từ phía các bạn!

#MaiÁnh


HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc