(Ảnh minh họa: Vợ có được ly hôn khi chồng ngoại tình không)
Ngoài ra, theo khoản 3 Điều 4 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP thì một trong các trường hợp làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được là khi chồng ngoại tình. Như vậy, căn cứ các quy định trên thì vợ hoàn toàn được ly hôn khi chồng ngoại tình. Do đó, khi chồng ngoại tình làm cho cuộc sống hôn nhân không còn hạnh phúc và người vợ cảm thấy không thể tiếp tục chung sống với chồng ngoại tình được nữa thì người vợ có thể tự mình yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn với chồng ngoại tình.
3. Ly hôn khi chồng ngoại tình như thế nào để được Tòa án chấp thuận.
Vợ đơn phương ly hôn khi chồng ngoại tình được xác định là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên. Nếu người vợ cảm thấy không thể tiếp tục chung sống với người chồng ngoại tình được nữa và người chồng ngoại tình lại không đồng ý ly hôn hoặc có yêu cầu tranh chấp về vấn đề con chung, tài sản chung khi ly hôn thì người vợ có thể tự mình thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương và ngoại tình được coi là một trong những căn cứ để người vợ có thể yêu cầu ly hôn. Tuy nhiên, để được Tòa án chấp thuận và giải quyết cho vợ được ly hôn khi chồng ngoại tình thì người vợ cần chuẩn bị và cung cấp các chứng cứ về hành vi ngoại tình của chồng. Các chứng cứ này có thể bao gồm các đoạn tin nhắn, hình ảnh, video ghi lại hành vi ngoại tình của người chồng hoặc lời khai từ nhân chứng chứng kiến hành vi ngoại tình của người chồng.
4. Trình tự, thủ tục ly hôn khi chồng ngoại tình
Trình tự, thủ tục ly hôn khi chồng ngoại tình sẽ được thực hiện qua các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ly hôn
Các giấy tờ trong hồ sơ ly hôn khi chồng ngoại tình cần chuẩn bị bao gồm:
- Đơn xin ly hôn;
- Bản sao chứng thực hộ chiếu/CMND/CCCD của vợ và chồng;
- Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, nếu mất giấy chứng nhận kết hôn thì đương sự cần nộp bản sao được xác nhận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải trình bày chi tiết trong đơn khởi kiện. Tường hợp việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại nước ngoài thì cần làm thủ tục ghi chú kết hôn theo quy định;
- Bản sao giấy khai sinh của con (nếu có con);
- Bản sao chứng thực, tài liệu về quyền sở hữu tài sản của vợ và chồng (nếu có tranh chấp);
Xem thêm: Đơn xin ly hôn tại Vĩnh Phúc
Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương
Bước 2: Nộp hồ sơ ly hôn
Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị hồ sơ, đương sự sẽ gửi bộ hồ sơ ly hôn tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết ly hôn.
Bước 3: Tòa án thụ lý hồ sơ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Tòa án thụ lý, xem xét về tính hợp lệ của hồ sơ ly hôn trong thời gian 08 ngày làm việc. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Tòa án sẽ thông báo nộp tiền tạm ứng án phí/lệ phí cho người nộp hồ sơ trong thời hạn 05 ngày.
Người nộp hồ sơ cần nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án dân sự có thẩm quyền và gửi biên lai xác nhận việc nộp tiền tạm ứng án phí đó đến Tòa án. Nếu không có thời gian để thực hiện thì người nộp hồ sơ có thể ủy quyền cho Luật sư đóng tạm ứng án phí/lệ phí Tòa án và thực hiện các thủ tục tố tụng tại Tòa án.
Sau khi nhận được biên lai thì Tòa án sẽ tiếp nhận và thông báo về việc thụ lý vụ án ly hôn, đồng thời gửi thông báo này đến viện kiểm sát cùng cấp và bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có).
Bước 4: Tòa án tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
Trong bước này, Tòa án sẽ mở phiên họp để cho các đương sự tự thỏa thuận và hòa giải với nhau. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được về việc ly hôn, không có tranh chấp gì về con cái hay tài sản, công nợ thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành.
Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự và có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Bước 5: Tòa án mở phiên tòa giải quyết và ra quyết định
Tòa án mở phiên tòa giải quyết và ra quyết định ly hôn khi chồng ngoại tình sau khi tiến hành các bước thủ tục cần thiết và xem xét tất cả các thông tin, chứng cứ liên quan. Trong quá trình diễn ra phiên tòa, các bên liên quan sẽ có cơ hội trình bày, chứng minh quan điểm của mình. Sau đó, Tòa án sẽ đánh giá và xem xét tất cả các yếu tố trước khi đưa ra quyết định, bản án cuối cùng về việc ly hôn. Quyết định, bản án này bao gồm việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản, quyền nuôi con cái và các quyền khác của các bên.