1. Home
  2. Kiến thức pháp lý
  3. Sở hữu trí tuệ

Hồ sơ đăng ký quyền tác giả và những lưu ý quan trọng

445 Sở hữu trí tuệ

Hồ sơ đăng ký quyền tác giả và những lưu ý quan trọng
MỤC LỤC

Hồ sơ đăng ký quyền tác giả

Căn cứ Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bổ sung năm 2005, 2009, 2022), hồ sơ đăng ký quyền tác giả bao gồm:

1. Tờ khai đăng ký quyền tác giả

2. Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả;

3. Giấy ủy quyền, nếu người nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả là người được ủy quyền;

4. Tài liệu chứng minh là chủ sở hữu quyền do tự sáng tạo hoặc do giao nhiệm vụ sáng tạo, giao kết hợp đồng sáng tạo, được thừa kế, được chuyển giao quyền: Cam kết của tác giả, Quyết định giao nhiệm vụ/Hợp đồng thuê sáng tạo,…;

 5. Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

 6. Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Các tài liệu tại mục 3, 4, 5, 6 phải được làm thành tiếng Việt, nếu làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

                                                      Hồ sơ đăng ký quyền tác giả (Ảnh minh họa)

Những lưu ý quan trọng khi đăng ký quyền tác giả

Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt theo mẫu của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Tờ khai phải có đầy đủ các thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; thời gian hoàn thành; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; thông tin về cấp lại, cấp đổi (nếu có), cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong tờ khai.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư số 08/2023/TT-BVHTTDL quy định các mẫu tờ khai cho từng loại hình tác phẩm. Theo đó, người nộp đơn phải xác định rõ loại hình tác phẩm của mình để sử dụng các mẫu tờ khai cho phù hợp.
Ví dụ: 
+ Tờ khai đăng ký quyền tác giả cho chương trình máy tính sẽ sử dụng mẫu số 04.
+ Tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm văn học sử dụng mẫu số 01 nhưng tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với sách giáo khoa sẽ sử dụng mẫu số 07.

Tờ khai phải do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả ký tên hoặc điểm chỉ (trừ trường hợp không có khả năng về thể chất để ký tên hoặc điểm chỉ), cụ thể:

+ Trường hợp đăng ký cho tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả thì tác giả là người ký tên trên Tờ khai.

+ Trường hợp đăng ký cho chủ sở hữu quyền tác giả thì chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu quyền tác giả là người ký tên và đóng dấu (trong trường hợp là tổ chức) trên Tờ khai.

+ Trường hợp tác phẩm có đồng tác giả/đồng chủ sở hữu quyền tác giả thì phải có chữ ký của tất cả các đồng tác giả/đồng chủ sở hữu quyền tác giả. Tờ khai có thể do một trong số các đồng tác giả/đồng chủ sở hữu quyền tác giả ký tên nếu có văn bản ủy quyền của các đồng tác giả/đồng chủ sở hữu quyền tác giả còn lại theo quy định của pháp luật.

 Do đó, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký đến Cục Bản quyền tác giả nhưng không được ủy quyền ký tên trên tờ khai (trừ trường hợp các đồng tác giả/đồng sở hữu quyền tác giả ủy quyền cho nhau).

 

Trên đây là quy định pháp luật về Hồ sơ đăng ký quyền tác giả và những lưu ý quan trọng mà Công ty Luật TNHH Youth & Partners đã tìm hiểu và cập nhật, cảm ơn Quý Khách hàng đã quan tâm và theo dõi. Trân trọng!

NTL

 


HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: thanhnv@vinhphuclawyers.vn | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc