1. Home
  2. Kiến thức pháp lý
  3. Sở hữu trí tuệ

TỰ Ý SỬ DỤNG HÌNH ẢNH CỦA NGƯỜI KHÁC BỊ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?

62 Sở hữu trí tuệ

TỰ Ý SỬ DỤNG HÌNH ẢNH CỦA NGƯỜI KHÁC BỊ PHẠT NHƯ THẾ NÀO?
MỤC LỤC
Trong kỷ nguyên số hóa, việc chia sẻ hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến đã trở thành một phần quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, không ít trường hợp xảy ra khi hình ảnh của một người bị sử dụng trái phép mà không có sự đồng ý của họ. Hành vi này không chỉ vi phạm quyền riêng tư mà còn có thể dẫn đến các hậu quả pháp lý nghiêm trọng. Bài viết này, YP Lawfirm sẽ làm rõ những quy định của pháp luật Việt Nam về việc xử phạt đối với hành vi tự ý sử dụng hình ảnh của người khác, giúp bạn hiểu rõ hơn về quyền bảo vệ hình ảnh cá nhân và những chế tài đối với hành vi vi phạm.

1. Quyền cá nhân đối với hình ảnh của mình được pháp luật bảo hộ thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 32 Bộ luật Dân sự quy định:

1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”

 Theo đó, cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình, việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được sự đồng ý của người đó, không được tự ý sử dụng hình ảnh của người khác khi chưa có sự đồng ý của họ trừ trường hợp:

+ Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

+ Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Ngoài ra, hình ảnh cá nhân là dữ liệu cá nhân được bảo hộ theo quy định tại Nghị định 13/2023/NĐ-CP. Việc tự ý sử dụng hình ảnh của người khác mà chưa được sự đồng ý sẽ bị phạt theo quy định pháp luật.

2. Tự ý sử dụng hình ảnh của người khác bị phạt như thế nào?

Việc cá nhân, tổ chức tự ý sử dụng hình ảnh của người khác mà chưa được sự đồng ý thì có thể sẽ phải chịu những trách nhiệm pháp lý dưới đây:

-      Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thu thập, xử lý, sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật theo điểm e khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.

-      Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP)

-      Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo có sử dụng hình ảnh cá nhân khác khi chưa được cá nhân đó đồng ý theo điểm b khoản 3 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.

-      Nếu việc sử dụng hình ảnh của cá nhân nhằm mục đích xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm người đó thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015: bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm (tình tiết tăng nặng) và còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Một số quy định của pháp luật về bảo vệ hình ảnh của cá nhân - Báo Đắk Lắk điện tử

(Ảnh minh họa: Tư ý sử dụng hình ảnh của người khác bị phạt như thế nào?)

3. Cách thứ bảo vệ quyền đối với hình ảnh cá nhân

Điều 11 Bộ luật dân sự quy định về các phương thức bảo vệ quyền dân sự như sau:

Khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:

1. Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình.

2. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.

3. Buộc xin lỗi, cải chính công khai.

4. Buộc thực hiện nghĩa vụ.

5. Buộc bồi thường thiệt hại.

6. Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

7. Yêu cầu khác theo quy định của luật.”

Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 32 Bộ luật Dân sự quy định: “Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật”

Ngoài ra, Căn cứ khoản 1 Điều 14 Bộ luật Dân sự quy định:

“Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân.

Trường hợp quyền dân sự bị xâm phạm hoặc có tranh chấp thì việc bảo vệ quyền được thực hiện theo pháp luật tố tụng tại Tòa án hoặc trọng tài.

Việc bảo vệ quyền dân sự theo thủ tục hành chính được thực hiện trong trường hợp luật quy định. Quyết định giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính có thể được xem xét lại tại Tòa án.”

Theo đó, cá nhân có hình ảnh bị xâm phạm có thể tự bảo vệ quyền hình ảnh của mình bằng cách gửi văn bản đến bên vi phạm, yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm, yêu cầu trả tiền thù lao, bồi thường thiệt hại (nếu có)

Đồng thời, cá nhân có hình ảnh bị xâm phạm cũng có thể gửi văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Tòa án, cơ quan nhà nước liên quan như Sở Thông tin và truyền thông,… để yêu cầu bên vi phạm chấm dứt vi phạm, trả tiền thù lao, bồi thường thiệt hại (nếu có).

4. Công ty luật tư vấn doanh nghiệp

Y&P Law firm tự hào là Công ty Luật tư vấn cho doanh nghiệp hàng đầu tại Vĩnh Phúc, Chúng tôi có RIÊNG 1 Phòng Pháp chế sẵn sàng hỗ trợ các Doanh nghiệp:

💥Với Chi phí dịch vụ linh hoạt phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp chỉ từ 7 triệu đồng/tháng.

💥Sử dụng dịch vụ, Doanh nghiệp sẽ được sở hữu 1 Phòng pháp chế với 9 nhân sự, gồm:

🔑6 Luật sư phụ trách đều trên 10 năm kinh nghiệm tư vấn, làm việc trực tiếp cho các Tập đoàn, Doanh nghiệp nổi tiếng đủ các lĩnh vực: điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, Fintech, tài chính, hóa chất, chăn nuôi như Samsung, Viettel, Fpt, Masan, Vin, Japfa...

🔑5 Luật sư tập sự và Chuyên viên pháp lý với nhiều năm kinh nghiệm chuyên môn dày dặn, va vấp đủ các lĩnh vực pháp lý: doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, đầu tư, lao động, thuế, bảo hiểm, an toàn, môi trường...

🔑 Đặc biệt: Dịch vụ của chúng tôi có thể cung cấp bằng đủ 4 thứ tiếng: Việt, Anh, Hàn, Trung..

Chúng tôi đặc biệt am hiểu về một số bộ quy tắc CSR (trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp), như RBA...

🎯Chờ gì mà không liên hệ ngay để chúng tôi có thể giúp bạn bắt đầu hành trình mới của doanh nghiệp với sự an toàn, ổn định, và sự thành công.

Liên hệ ngay để chúng tôi đồng hành cùng doanh nghiệp trên con đường đến sự phồn thịnh và vinh quang!

#ĐTL


HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: [email protected] | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc