1. Home
  2. Kiến thức pháp lý
  3. Sở hữu trí tuệ

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN PHẦM MỀM MÁY TÍNH

48 Sở hữu trí tuệ

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN PHẦM MỀM MÁY TÍNH
MỤC LỤC

Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trở thành một yếu tố quan trọng đối với các nhà phát triển phần mềm. Đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm máy tính không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của tác giả mà còn tạo ra một cơ chế pháp lý rõ ràng trong việc xác định quyền sở hữu và sử dụng sản phẩm. Tuy nhiên, thủ tục đăng ký bản quyền tác giả cho phần mềm máy tính có thể phức tạp và đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về pháp luật. Trong bài viết dưới đây Y&P Lawfirm sẽ hướng dẫn chi tiết chi tiết về các bước và yêu cầu cần thiết để thực hiện thủ tục này một cách hiệu quả.


Căn cứ pháp lý:

Luật sở hữu trí tuệ 2005

Nghị định 22/2018/NĐ-CP

1. Đăng ký bản quyền phần mềm là gì? Tại sao cần đăng ký?

Theo Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ, chương trình máy tính (phần mềm) được hiểu là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể…

Điều 22 Luật này cũng nêu rõ, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy, chương trình máy tính cũng được bảo hộ như tác phẩm văn học thông qua việc đăng ký bản quyền.

Theo đó, đăng ký bản quyền phần mềm là việc tác giả, chủ sở hữu phần mềm tiến hành nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả tới Cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp với phần mềm do mình sáng tạo ra.

Từ đó, tác giả, chủ sở hữu phần mềm có cơ sở pháp lý nhằm phòng tránh, ngăn chặn những hành vi sao chép, xâm phạm quyền với phần mềm của mình để trục lợi bất hợp pháp.

Mặc dù ở Việt Nam hiện nay không bắt buộc phải đăng ký bản quyền tác giả với phần mềm, tuy nhiên việc đăng ký quyền tác giả nhằm tạo ra một sự ghi nhận của cơ quan nhà nước về quyền sở hữu hợp pháp đối với tác phẩm thông qua việc cấp Giấy chứng nhận. Khi có tranh chấp xảy ra, tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả sẽ không có nghĩa vụ phải chứng minh quyền tác giả thuộc về mình nữa.

2. Hồ sơ làm thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm máy tính

Theo Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, các tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị tài liệu, hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm máy tính để gửi đến Cục bản quyền tác giả. Dưới đây là các loại giấy tờ cần phải chuẩn trị trong hồ sơ đăng ký bản quyền phần mềm máy tính:

- Giấy Uỷ Quyền : Trong trường hợp bên ủy quyền là cá nhân, văn bản ủy quyền phải được chứng thực theo quy định của pháp luật;

- Chứng Minh Nhân Dân/Căn Cước Công Dân của Tác Giả (Bản công chứng);

- Bản cam đoan của tác giả về tính trung thực trong quá trình tạo ra phần mềm;

- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (nếu có nhiều tác giả);

- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu (nếu có nhiều chủ sở hữu);

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản công chứng);

- Bản in mã code của phần mềm;

- Bản In giao diện của phần mềm;

- Hai (02) đĩa CD ghi nội dung phần mềm: Lưu trữ phần giao diện của phần mềm;

- Hợp đồng mua bản quyền và văn bản chấp thuận cho việc đăng ký tác phẩm phần mềm phát sinh (nếu có).

Bên cạnh những giấy tờ trên, khi thực hiện việc đăng ký bản quyền phần mềm máy tính, tác giả hoặc chủ sở hữu phần mềm cần cung cấp thêm các thông tin sau:

- Thời gian hoàn thành phần mềm: Thông tin này là rất quan trọng để đề phòng và giải quyết các tranh chấp phát sinh trong tương lai (nếu có);

- Thông tin công bố phần mềm: Nơi phần mềm đã được công bố, nếu có, cần nêu rõ thời gian công bố, hình thức công bố, …

- Thông tin chi tiết về phần mềm: Chức năng, thành phần, cấu tạo, ngôn ngữ lập trình, mã nguồn mở và link mã nguồn mở.

Hình ảnh Ghim câu chuyện

(Thủ tục đăng ký bản quyền phần mềm máy tính - ảnh minh họa)

Lưu ý các trường hợp đặc biệt sau:

Có thể có nhiều tác giả đồng sở hữu bản quyền phần mềm máy tính;

- Đĩa CD nộp cho cơ quan đăng ký bản quyền phần mềm máy tính phải có mặt ngoài màu trắng, có thể đóng dấu và xác nhận của cơ quan đăng ký bản quyền;

- Nếu tổ chức hoặc doanh nghiệp đã thực hiện ký kết hợp đồng lao động với tác giả và ủy thác nhiệm vụ sáng tạo phần mềm cho tác giả, thì doanh nghiệp sẽ trở thành chủ sở hữu của tác phẩm đó.

3. Trình tự, thủ tục đăng ký quyền tác giả

Bước 1: Chuẩn bị tài liệu, thông tin cần cho việc đăng ký bản quyền

Bước 2: Soạn hồ sơ đăng ký quyền tác giả

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả

Điều 34 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả - tại Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh.

Lưu ý: Từ 01/01/2023, chủ sở hữu quyền tác giả có thể nộp trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người khác nộp hồ sơ qua bưu điện hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của cơ quan có thẩm quyền về quyền tác giả, quyền liên quan (Luật sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ 2022)

Bước 4: Theo dõi hồ sơ đăng ký sau khi nộp

Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả

Công ty Luật cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền phần mềm máy tính

Công ty Luật TNHH Youth and Partners tự hào là đơn vị thực hiện sửa đổi thông tin trên văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn Vĩnh Phúc. Chúng tôi có năm kinh nghiệm và nhân sự chuyên môn cao làm việc thực tế với Cục Sở hữu trí tuệ.

Khi có nhu cầu đăng ký bản quyền phần mềm máy tính, Quý khách hàng chỉ cần để lại thông tin và chúng tôi sẽ tư vấn mọi bước, hồ sơ và hỗ trợ thực hiện tất cả các quy trình, thủ tục cho Quý khách hàng.

Bài viết tham khảo: 

THỦ TỤC CẤP LẠI VĂN BẰNG BẢO HỘ NHÃN HIỆU 

THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG VĂN BẰNG BẢO HỘ NHÃN HIỆU 

THỦ TỤC GIA HẠN VĂN BẰNG BẢO HỘ NHÃN HIỆU 

NTTT



HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: [email protected] | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc