· Nguyễn Thị Thùy Linh · Hiện diện thương mại  · 6 phút đọc

Văn phòng đại diện có phải đóng thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp không

Văn phòng đại diện có phải nộp thuế TNCN, TNDN không? Tìm hiểu quy định pháp luật về trách nhiệm thuế của văn phòng đại diện doanh nghiệp.

Văn phòng đại diện có phải nộp thuế TNCN, TNDN không? Tìm hiểu quy định pháp luật về trách nhiệm thuế của văn phòng đại diện doanh nghiệp.

Hiện nay, văn phòng đại diện là một trong những lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp khi muốn tìm hiểu một thị trường hoạt động sản xuất, kinh doanh mới bởi VPĐD có ít nghĩa vụ về thuế hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác.Vậy văn phòng đại diện có những nghĩa vụ gì với cơ quan thuế? Văn phòng đại diện có phải đóng thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp không? Để hiểu rõ về vấn đề này thì mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Y&P Law Firm chúng tôi.

Cơ sở pháp lý:

  • Luật quản lý thuế 2019
  • Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008
  • Nghị định 126/2020/NĐ-CP
  • Thông tư 111/2013/TT-BTC

1. Văn phòng đại diện có phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp không?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì Văn phòng đại diện có trách nhiệm khấu trừ, kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập từ tiền công, tiền lương của nhân viên Văn phòng đại diện. Việc tính thuế TNCN tùy theo từng trường hợp như sau:

Văn phòng đại diện có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không

(Ảnh minh họa: Văn phòng đại diện có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?)

Kỳ hạn khai thuế TNCN

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về đối tượng khai thuế theo tháng bao gồm: Thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp người nộp thuế đáp ứng các tiêu chí theo quy định tại Điều 9 Nghị định này thì được lựa chọn khai theo quý.

Dẫn chiếu tới Điều 9 Nghị định này quy định như sau:

Điều 9. Tiêu chí khai thuế theo quý đối với thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân

  1. Tiêu chí khai thuế theo quý

a) Khai thuế giá trị gia tăng theo quý áp dụng đối với:

a.1) Người nộp thuế thuộc diện khai thuế giá trị gia tăng theo tháng được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định này nếu có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống thì được khai thuế giá trị gia tăng theo quý. Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được xác định là tổng doanh thu trên các tờ khai thuế giá trị gia tăng của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch.

Trường hợp người nộp thuế thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính cho đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh thì doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm cả doanh thu của đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh.

a.2) Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động, kinh doanh thì được lựa chọn khai thuế giá trị gia tăng theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch liền kề tiếp theo năm đã đủ 12 tháng sẽ căn cứ theo mức doanh thu của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo kỳ tính thuế tháng hoặc quý.

b) Khai thuế thu nhập cá nhân theo quý như sau:

b.1) Người nộp thuế thuộc diện khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định này nếu đủ điều kiện khai thuế giá trị gia tăng theo quý thì được lựa chọn khai thuế thu nhập cá nhân theo quý.

b.2) Việc khai thuế theo quý được xác định một lần kể từ quý đầu tiên phát sinh nghĩa vụ khai thuế và được áp dụng ổn định trong cả năm dương lịch.

Như vậy, theo quy định này thì trường hợp VPĐD mới hoạt động sẽ được lựa chọn khai thuế thu nhập cá nhân theo quý trong vòng 12 tháng đầu. Bắt đầu từ năm tiếp theo sẽ căn cứ vào doanh thu của năm trước liền kề để lựa chọn hình thức khai thuế theo tháng hoặc theo quý.

Tuy nhiên, VPĐD không có chức năng hoạt động sản xuất, kinh doanh do đó từ năm dương lịch tiếp theo VPĐD phải kê khai thuế theo tháng.

Thời hạn khai thuế TNCN

Căn cứ khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019, thời hạn khai, nộp thuế thu nhập cá nhân được quy định như sau:

  • Trường hợp nộp thuế thu nhập cá nhân theo tháng: Thời hạn chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
  • Trường hợp nộp thuế thu nhập cá nhân theo quý: Thời hạn chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

2. Văn phòng đại diện có phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp không?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 Luật Thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 3/6/2008 thì:

Người nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này”.

Như vậy, Văn phòng đại diện không tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam thì Văn phòng đại diện không phải nộp thuế TNDN.

Văn phòng đại diện phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp không

(Ảnh minh họa: Văn phòng đại diện phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp không?)

Công ty Luật uy tín tại Việt Nam

Y&P Law firm tự hào là Công ty Luật tư vấn thành lập văn phòng đại diện về tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến Văn phòng đại diện hàng đầu tại Việt Nam, Chúng tôi có RIÊNG 1 Phòng Pháp chế sẵn sàng hỗ trợ các Doanh nghiệp:

Với Chi phí dịch vụ linh hoạt phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp chỉ từ 7 triệu đồng/tháng.

Đặc biệt: Dịch vụ của chúng tôi có thể cung cấp bằng đủ 4 thứ tiếng: Việt, Anh, Hàn, Trung..

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Y&P, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí và hỗ trợ bạn một cách tận tình nhất.

Công ty Luật TNHH Youth & Partners

Email: contact@yplawfirm.vn

Website: www.yplawfirm.vn

Hotline: 088 995 6888

Hà Nội: P316, Tháp Tây, Chung cư Học viện Quốc Phòng, Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội

Bắc Ninh: Số nhà 222, đường Trần Hưng Đạo, phường Tiền An, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

Vĩnh Phúc: Số 170, đường Nguyễn Văn Linh, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Bài viết tham khảo: Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

NTTL

Trở về chuyên trang

Bài viết liên quan

Xem tất cả »