· Bùi Đức Mạnh · Chấm dứt hợp đồng  · 7 phút đọc

Doanh nghiệp giải thể, người lao động có đương nhiên bị chấm dứt hợp đồng lao động hay không?

Doanh nghiệp giải thể, người lao động có đương nhiên bị chấm dứt hợp đồng lao động hay không? Tìm hiểu quy định pháp luật về quyền lợi và trách nhiệm khi doanh nghiệp giải thể

Doanh nghiệp giải thể, người lao động có đương nhiên bị chấm dứt hợp đồng lao động hay không? Tìm hiểu quy định pháp luật về quyền lợi và trách nhiệm khi doanh nghiệp giải thể

Doanh nghiệp giải thể, người lao động có đương nhiên bị chấm dứt hợp đồng lao động hay không? Trước bối cảnh kinh tế đầy thử thách, nhiều doanh nghiệp buộc phải tái cấu trúc hoạt động để đảm bảo tồn tại. Việc này đồng nghĩa với việc tinh giản nhân sự, dẫn đến nguy cơ thất nghiệp cho người lao động. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Doanh nghiệp, việc chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) cần tuân thủ quy trình chặt chẽ để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên. Cụ thể ra sao, hãy cùng Y&P Law Firm tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Người lao động có đương nhiên bị chấm dứt hợp đồng lao động khi doanh nghiệp giải thể hay không?

Theo Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động cụ thể như sau:

“Điều 34. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

  1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.

  2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

  3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

  4. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

  5. Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

  6. Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

  7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

  8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.

  9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.

  10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.

  11. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.

  12. Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

  13. Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.”

Căn cứ theo quy định trên, việc doanh nghiệp giải thể theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật đồng nghĩa với việc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 7 Điều này. Do đó, hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp và người lao động cũng sẽ tự động chấm dứt hiệu lực.

2. Trình tự chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động hợp pháp

Người lao động có đương nhiên bị chấm dứt hợp đồng lao động khi doanh nghiệp giải thể hay không? (Ảnh minh họa)

Người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động hay không?

Căn cứ Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Điều 46: Trợ cấp thôi việc

  1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.

  2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

  3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.

  4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, khi hợp đồng lao động được ký kết giữa người lao động và doanh nghiệp bị chấm dứt theo quy định tại khoản 7 Điều 34 Bộ luật này thì doanh nghiệp có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động.

Tuy nhiên, điều kiện để được nhận trợ cấp thôi việc trong trường hợp này là người lao động phải làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.

Xem thêm: NLĐ có được xin nghỉ việc trước thời hạn hợp đồng không?

Doanh nghiệp giải thể, người lao động có đương nhiên bị chấm dứt hợp đồng lao động hay không

(ảnh minh hoạ)

3. Doanh nghiệp phải thông báo cho người lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động trong vòng bao lâu?

Về thời hạn thông báo chấm dứt hợp đồng lao động được quy định tại khoản 2 Điều 45 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Điều 45: Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động

  1. Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 34 của Bộ luật này.

  2. Trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ thời điểm có thông báo chấm dứt hoạt động.

Trường hợp người sử dụng lao động không phải là cá nhân bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật theo quy định tại khoản 7 Điều 34 của Bộ luật này thì thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ ngày ra thông báo.

Theo đó, trường hợp doanh nghiệp giải thể không có quy định phải thông báo trước cho người lao động trước ngày chấm dứt bao lâu, chỉ có quy định thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động tính từ thời điểm có thông báo chấm dứt hoạt động.

Xem thêm tại: Cách giải quyết tranh chấp lao động

Trở về chuyên trang

Bài viết liên quan

Xem tất cả »