· Nguyễn Thị Thùy Linh · Chấm dứt hợp đồng · 6 phút đọc
Công ty có được đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ mang thai không?
Công ty có được đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ mang thai không? Tìm hiểu quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi lao động nữ trong thai kỳ.
Trong môi trường làm việc hiện nay, quyền lợi của người lao động, đặc biệt là lao động nữ, luôn là một vấn đề được xã hội quan tâm hàng đầu. Trong nhiều công ty hiện nay xảy ra tình trạng công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nữ mang thai do người lao động không làm được việc, do hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hoặc do nhiều nguyên nhân khác nữa. Vậy các công ty làm như vậy có phù hợp với quy định của pháp luật hay không? Bài viết “Công ty có được đơn phương chấm dứt Hợp đồng với lao động nữ mang thai không” này của Y&P Law Firm sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn rõ ràng và toàn diện hơn về việc đơn phương chấm dứt Hợp đồng với lao động nữ mang thai.
1. Công ty có được đơn phương chấm dứt Hợp đồng với lao động nữ mang thai không?
Căn cứ khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định bảo vệ thai sản như sau:
“3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện nay thì công ty không được phép sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ mang thai trừ các trường hợp người lao động nữ mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc công ty chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
Ảnh minh họa)
2. Công ty đơn phương chấm dứt Hợp đồng với lao động nữ mang thai bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 và điểm i khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì:
“Đối với người sử dụng lao động có hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ vì lý do mang thai sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng (trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng)”.
Như vậy, trường hợp công ty có hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng với lý do lao động nữ mang thai thì sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng.
Đồng thời, công ty còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là phải nhận người lao động trở lại làm việc (theo điểm c khoản 3 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
3. Các trường hợp Công ty được chấm dứt Hợp đồng với lao động nữ mang thai
Căn cứ Điều 34 Bộ luật lao động 2019 thì Công ty có thể chấm dứt Hợp đồng với lao động nữ mang thai trong các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Hợp đồng lao động của người lao động nữ mang thai hết hạn. Trong trường hợp này, Công ty hoàn toàn có quyền chấm dứt Hợp đồng với người lao động nữ mang thai mà không cần có sự đồng ý của người lao động mà chỉ cần thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng với người lao động (Khoản 1 Điều 45 Bộ luật lao động 2019).
Trường hợp 2: Người lao động nữ mang thai đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động thì công ty có quyền chấm dứt hợp đồng với người lao động.
Trường hợp 3: Công ty và người lao động nữ mang thai thỏa thuận về việc chấm dứt Hợp đồng lao động. Trong trường hợp này, Công ty nên tổ chức một buổi gặp mặt với người lao động để thỏa thuận về việc chấm dứt HĐLĐ. Sau khi đạt được sự đồng thuận giữa Công ty và NLĐ Công ty nên lập văn bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, trong đó ghi rõ các điều khoản đã thỏa thuận giữa các bên và yêu cầu NLĐ ký vào văn bản thỏa thuận để đảm bảo tính pháp lý cho công ty, tránh xảy ra những tranh chấp không đáng có sau này.
4. Văn phòng luật sư uy tín
Y&P Law firm tự hào là Công ty Luật tư vấn cho doanh nghiệp hàng đầu, Chúng tôi có RIÊNG 1 Phòng Pháp chế sẵn sàng hỗ trợ các Doanh nghiệp:
Với Chi phí dịch vụ linh hoạt phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp chỉ từ 7 triệu đồng/tháng.
Sử dụng dịch vụ, Doanh nghiệp sẽ được sở hữu 1 Phòng pháp chế với 9 nhân sự, gồm:
6 Luật sư phụ trách đều trên 10 năm kinh nghiệm tư vấn, làm việc trực tiếp cho các Tập đoàn, Doanh nghiệp nổi tiếng đủ các lĩnh vực: điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, Fintech, tài chính, hóa chất, chăn nuôi như Samsung, Viettel, Fpt, Masan, Vin, Japfa…
5 Luật sư tập sự và Chuyên viên pháp lý với nhiều năm kinh nghiệm chuyên môn dày dặn, va vấp đủ các lĩnh vực pháp lý: doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, đầu tư, lao động, thuế, bảo hiểm, an toàn, môi trường…
Đặc biệt: Dịch vụ của chúng tôi có thể cung cấp bằng đủ 4 thứ tiếng: Việt, Anh, Hàn, Trung…
Chờ gì mà không liên hệ ngay để chúng tôi có thể giúp bạn bắt đầu hành trình mới của doanh nghiệp với sự an toàn, ổn định, và sự thành công.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Y&P, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí và hỗ trợ bạn một cách tận tình nhất.
Xem thêm tại: Đơn phương chấm dứt hđlđ không cần báo trước