· Luật sư Nguyễn Văn Thành · Pháp lý lao động khác  · 4 phút đọc

Thỏa thuận bảo mật thông tin và không cạnh tranh (NDA) có vi phạm nguyên tắc Luật Việc làm không?

Thỏa thuận bảo mật thông tin và không cạnh tranh (NDA) có vi phạm nguyên tắc Luật Việc làm không?

Thỏa thuận bảo mật thông tin và không cạnh tranh (NDA) có vi phạm nguyên tắc Luật Việc làm không?

Nội dung câu hỏi

Tôi vừa ký hợp đồng với một công ty mới và bên công ty có yêu cầu tôi ký thêm thỏa thuận bảo mật thông tin của công ty. Vậy Luật sư cho tôi hỏi là có bắt buộc phải ký thỏa thuận đó và điều đó có vi phạm nguyên tắc Luật việc làm hay không?

Nội dung trả lời

Trước hết cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Công ty Luật TNHH Youth & Partners, trong tình huống của bạn chúng tôi xin giải đáp như sau:

Thỏa thuận bảo mật thông tin và không cạnh tranh (NDA) có vi phạm nguyên tắc Luật Việc làm không?

Hiện nay, rất nhiều người sử dụng lao động và người lao động thường ký kết NDA để sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động không được làm công việc tương tự hoặc công việc cạnh tranh với người sử dụng lao động trong thời hạn nhất định. Bên cạnh đó cũng có một số người sử dụng lao động đưa nội dung NDA này vào trong Hợp đồng lao động. Việc ký kết NDA sẽ hạn chế việc làm của người lao động trong một số lĩnh vực trong khoảng thời gian nhất định. Vậy NDA có vi phạm nguyên tắc Luật Việc làm không?

Khoản 1 Điều 4 Luật Việc làm 2013 quy định nguyên tắc về việc làm “Bảo đảm quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nơi làm việc”. Theo đó, người lao động có quyền làm việc, được tự cho chọn việc làm, nơi làm việc và quyền này được đảm bảo.

Bên cạnh đó, Điều 4 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Quyền tự do cam kết, thoả thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thoả thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Trong quan hệ dân sự, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào. Cam kết, thoả thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng”.

Về bản chất, NDA là một thỏa thuận dân sự giữa người sử dụng lao động và người lao động. Nếu NDA được các bên tự nguyện ký kết, không bị ép buộc, lừa dối thì NDA hoàn toàn hợp pháp và phải được các bên tuân thủ.

Như vậy, người lao động được đảm bảo về quyền làm việc, tự do chọn việc làm và nơi làm việc nhưng Người lao động tự nguyện giao kết với người sử dụng lao động một NDA có thể hạn chế quyền về làm việc trọng một thời gian nhất định - đây hoàn toàn là ý chí tự nguyện của người lao động nên NDA này không vi phạm nguyên tắc việc làm.

Thực tiễn, trong Quyết định số 755/2018/QĐ-PQTT ngày 12/6/2018 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về “Yêu cầu hủy phán quyết trọng tài”; người yêu cầu là bà T, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Công ty R, Tòa án xác định NDA có hiệu lực và không vi phạm quyền làm việc vì NDA được ký kết giữa bà T và Công ty R khi hai bên có đủ năng lực hành vi dân dự theo quy định pháp luật một cách tự nguyện, không bị ép buộc, lừa dối, áp đặt ý chí để ký kết NDA.

Trên đây là giải đáp của Luật sư đối với trường hợp của bạn, nếu bạn thắc mắc hay câu hỏi nào khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn.

Trở về chuyên trang

Bài viết liên quan

Xem tất cả »