Con dâu và cháu nội được hưởng thừa kế từ bố mẹ chồng không phải là điều gì quá xa lạ đối với một số người nhưng làm sao để con dâu và cháu nội được hưởng thừa kế từ bố mẹ chồng một cách tốt nhất thì bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ các bạn.
1. Con dâu, cháu nội là ai?
Con dâu là một danh từ chỉ người lấy con trai của một gia đình khác thì lúc này bố mẹ của người con trai sẽ gọi người vợ của con trai mình là con dâu và ngược lại người vợ sẽ gọi bố mẹ của chồng mình là bố mẹ chồng.
Cháu nội là con của người con trai và con dâu sinh ra, người cháu này sẽ gọi bố mẹ của bố mình là ông bà nội và ngược lại bố mẹ của người con trai sẽ gọi người cháu là cháu nội.
Như vậy, xét về góc độ nào đó con dâu và cháu nội cũng có mối quan hệ gia đình với bố mẹ chồng, họ sẽ được hưởng thừa kế theo mỗi cách khác nhau theo quy định pháp luật.
(Ảnh minh họa: Con dâu và cháu nội hưởng thừa kế từ bố mẹ chồng)
2. Thừa kế là gì?
Thừa kế chính là việc chuyển dịch tài sản của người đã cho người sống, tài sản để lại gọi là di sản thừa kế. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người để lại di sản chết.
3. Con dâu được nhận thừa kế từ bố mẹ chồng trong trường hợp nào?
3.1 Con dâu và cháu nội có được hưởng thừa kế từ bố mẹ chồng theo pháp luật?
Căn cứ Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 thì những người thừa kế theo pháp luật bao gồm những hàng thừa kế sau:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Theo đó, căn cứ tại khoản 2 Điều 651 Bộ luật Dân sự, con dâu không thuộc đối tượng hưởng thừa kế theo quy định pháp luật của bố mẹ chồng nhưng cháu nội vẫn là người thừa kế theo pháp luật của ông bà nội, tuy nhiên cháu nội chỉ được hưởng thừa kế theo pháp luật khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
Một, người thừa kế ở hàng thứ nhất đều đã chết mà không có ai thừa kế thế vị; hoặc
Hai, người thừa kế ở hàng thứ nhất không có quyền hưởng di sản; hoặc
Ba, người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất bị người để lại di sản (ông bà nội) truất quyền hưởng thừa kế; hoặc
Bốn, người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất từ chối nhận di sản, nếu việc từ chối nhận di sản nhằm tốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác thì việc từ chối này sẽ xem là không hợp pháp.
Như vậy, khi đáp ứng điều kiện trên, cháu nội sẽ được hưởng thừa kế từ ông bà nội, con dâu thì không thuộc đối tượng hưởng thừa kế theo quy định pháp luật.
3.2 Con dâu và cháu nội có được hưởng thừa kế từ bố mẹ chồng thừa kế theo di chúc
Căn cứ theo Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015, quy định về di chúc như sau:
“Điều 624. Di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”
Theo đó, di chúc là ý chí của người có tài sản trước khi chết, nếu ông bà nội mong muốn con dâu và cháu nội được hưởng thừa kế thì ông bà
bố mẹ chồng nếu có di chúc cho phép con dâu được quyền hưởng thừa kế di sản của mình và di sản này hợp lệ thì con dâu sẽ là người thừa kế theo di chúc và được hưởng kỷ phần tương ứng ghi trong di chúc.
3.3 Cháu nội hưởng kế thừa kế thế vị từ ông bà nội
Căn cứ Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về “Thừa kế thế vị” như sau:
“Điều 652. Thừa kế thế vị
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”
Theo đó, cháu nội muốn hưởng thừa kế thế vị thì phải thuộc trường hợp bố cháu nội mất trước hoặc cùng thời điểm với ông, bà nội
Xem thêm bài viết sau: https://yplawfirm.vn/kien-thuc-phap-ly/dan-su/dieu-kien-de-di-chuc-co-hieu-luc-phap-luat-35819.htm
#MXT