1. Home
  2. Kiến thức pháp lý
  3. Lao động

Thủ tục cho người lao động nghỉ việc vì lí do tổ chức lại lao động

153 Lao động

 Thủ tục cho người lao động nghỉ việc vì lí do tổ chức lại lao động
MỤC LỤC

Thủ tục cho Người lao động thôi việc vì lý do tổ chức lại lao động

Việc không có đơn hàng trong một khoảng thời gian dài có thể dẫn đến một số bộ phận, vị trí làm việc của Người lao động không còn được sử dụng trên thực tế, buộc doanh nghiệp phải tổ chức lại bộ máy để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Vì vậy, trong trường hợp không đạt được thỏa thuận với Người lao động, doanh nghiệp buộc phải tính đến phương án khả dĩ “tổ chức lại lao động” theo quy định của Bộ Luật Lao động như sau:

Căn cứ khoản 11 Điều 34 Bộ luật lao động 2019, thì trường hợp Người sử dụng lao động cho Người lao động thôi việc khi vì lý thay đổi cơ cấu, tổ chức lại lao động thuộc một trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo Bộ Luật Lao động 2019.

Căn cứ khoản 1 Điều 42 Bộ Luật Lao động trường hợp của Công ty có thể được coi là vì lý do thay đổi cơ cấu, tổ chức lại lao động nên phải cho Người lao động thôi việc, vì vậy trước khi tiến hành cho Người lao động thôi việc công ty cần thực hiện như sau:

 Công ty phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này, cụ thể: 

"1. Phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian;
b) Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu;
c) Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;
d) Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động;
đ) Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.
2. Khi xây dựng phương án sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà NLĐ là thành viên. "

*Lưu ý: Phương án sử dụng lao động phải được thông báo công khai cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông qua.

Thông báo bằng văn bản trước 30 ngày cho UBND cấp tỉnh và người lao động về việc cho thôi việc sau khi đã thực hiện trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động.

Chú ý: Cho thôi việc đối với người lao động trong trường hợp vì lý do thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động mà không trao đổi ý kiến trước với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên; không thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người lao động thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10-20 triệu đồng. 

Ngoài ra, buộc người sử dụng lao động trả cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động của những ngày không báo trước. 
(Căn cứ khoản 3 Điều 12 khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)

Trách nhiệm của Công ty khi cho NLĐ thôi việc vì lý do tổ chức lại lao động

- Thông báo chấm dứt hợp đồng lao động đến người lao bằng văn bản
- Trong vòng không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán các khoản sau cho người lao động: 

  •  Tiền lương chưa thanh toán tính đến ngày chấm dứt hợp đồng lao động; 
  •  Tiền lương cho các ngày nghỉ phép năm mà người lao động chưa sử dụng
  •  Trợ cấp mất việc làm cho Người lao động; 
  •  Trợ cấp thôi việc
  •  Các khoản thanh toán khác (nếu có).

- Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải:

  • Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
  • Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Trong đó trợ cấp mất việc làm và trợ cấp thôi việc được tính như sau: 

 

Trợ cấp mất việc làm

Trợ cấp thôi việc

Căn cứ pháp lý

Căn cứ Điều 46 BLLĐ và Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP

Căn cứ khoản 5 Điều 42, Điều 47 BLLĐ và Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP

Điều kiện hưởng

Để được hưởngtrợ cấp mất việc, phải đủ các điều kiện sau:
+ Do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế

+ Người lao động đã làm việc thường xuyên từ 12 tháng trở lên.

 

Để được hưởngtrợ cấp thôi việc, phải đủ các điều kiện sau:
+ NSDLĐ chấm dứt HĐ theo Điều 36 của BLLĐ

+ Người lao động đã làm việc thường xuyên từ 12 tháng trở lên.

(trừ trường hợp người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu; người lao động bị chấm dứt hợp đồng do tự ý bỏ việc từ 05 ngày liên tục trở lên mà không có lý do chính đáng)

Thời gian tính trợ cấp

Là tổng thời gian làm việc thực tế trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

Tiền lương tính trợ cấp

Là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động nghỉ việc.

Mức hưởng trợ cấp

Mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

Mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.


Doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động theo cách đạt được thỏa thuận với người lao động là phương án ít rủi ro nhất đối với doanh nghiệp, với điều kiện doanh nghiệp có ngân sách hợp lý để hỗ trợ người lao động. Tuy nhiên, Doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn phương án tổ chức lại lao động như nêu trên và đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Chú ý: Trong trường hợp người sử dụng lao động không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động là tổ chức thì sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền như sau:

  •  Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
  •  Từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
  •  Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
  •  Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
  •  Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên

Ngoài ra, ngoài khoản tiền phạt nêu trên, người sử dụng lao động còn phải trả đủ tiền trợ cấp thôi việc cho người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
(Căn cứ khoản 2 Điều 12, khoản 1 Điều 6, điểm a khoản 4 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP)

Trên đây là quy định pháp luật về Thủ tục cho người lao động nghỉ việc vì lí do tổ chức lại lao động mà Công ty Luật TNHH Youth & Partners đã tìm hiểu và cập nhật, cảm ơn Quý Khách hàng đã quan tâm và theo dõi. Trân trọng!

NTTT







HÃY GỌI 088 995 6888 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty Luật TNHH Youth & Partners
Thời gian – Tận tâm – Tận lực
Hotline: (+84) 88 995 6888
Email: [email protected] | vinhphuclawyers.vn
Địa chỉ: 170 Nguyễn Văn Linh, Liên Bảo, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc