· Nguyễn Thị Thùy Linh · Thời giờ làm việc · 7 phút đọc
Thời gian nghỉ giải lao của người lao động có được tính vào giờ làm việc không?
Thời gian nghỉ giải lao có được tính vào giờ làm việc? Bài viết từ Y&P Law Firm giải đáp thắc mắc, giúp bạn hiểu rõ quy định pháp luật hiện hành.
Khi nói đến quyền lợi của người lao động thì thời gian nghỉ giải lao là một yếu tố quan trọng nhưng thường bị bỏ qua. Vậy, thời gian nghỉ giải lao có được tính vào thời giờ làm việc hay không? Đây là câu hỏi nhiều người lao động quan tâm, vì nó không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi mà còn tác động đến thu nhập và điều kiện làm việc của người lao động. Trong bài viết “Thời gian nghỉ giải lao của người lao động có được tính vào giờ làm việc không?” của Y&P Law Firm sẽ cho Quý bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến thời gian nghỉ giải lao của người lao động, nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quyền lợi của mình trong môi trường làm việc.
Căn cứ pháp lý:
Bộ luật lao động 2019
Thời gian nghỉ giải lao của người lao động có được tính vào giờ làm việc không?
Căn cứ quy định tại Điều 109 Bộ luật lao động 2019 quy định về nghỉ trong giờ làm việc như sau:
Điều 109. Nghỉ trong giờ làm việc
- Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.
- Ngoài thời gian nghỉ quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.
Như vậy, theo quy định này thì ngoài thời gian nghỉ giữa giờ, người sử dụng lao động phải bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động. Hiện nay, pháp luật lao động không quy định cụ thể về thời gian nghỉ giải lao của người lao động. Do đó, tùy vào tính chất công việc, người sử dụng lao động quy định các đợt nghỉ giải lao và thời gian nghỉ giải lao tại nội quy lao động cho phù hợp với doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 2 Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì thời gian nghỉ giải lao theo tính chất của công việc được tính vào thời gian làm việc được hưởng lương. Do đó, thời gian nghỉ giải lao của người lao động sẽ được tính vào giờ làm việc.
(Ảnh minh họa: Thời giờ nghỉ giải lao của người lao động có được tính vào giờ làm việc không)
Không cho người lao động nghỉ giải lao thì công ty bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người sử dụng lao động như sau:
Điều 18. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
- Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Điều 6. Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
- Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, theo quy định trên thì nếu công ty không cho người lao động nghỉ giải lao thì có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 150.000.000 tùy theo số lượng người lao động mà công ty vi phạm.
Văn phòng luật sư uy tín tại Vĩnh Phúc
Y&P Law firm tự hào là Công ty tư vấn Luật cho doanh nghiệp hàng đầu tại Vĩnh Phúc, Chúng tôi có RIÊNG 1 Phòng Pháp chế sẵn sàng hỗ trợ các Doanh nghiệp:
Với Chi phí dịch vụ linh hoạt phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp chỉ từ 7 triệu đồng/tháng.
Sử dụng dịch vụ, Doanh nghiệp sẽ được sở hữu 1 Phòng pháp chế với 9 nhân sự, gồm:
6 Luật sư phụ trách đều trên 10 năm kinh nghiệm tư vấn, làm việc trực tiếp cho các Tập đoàn, Doanh nghiệp nổi tiếng đủ các lĩnh vực: điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, Fintech, tài chính, hóa chất, chăn nuôi như Samsung, Viettel, FPT, Masan, Vin, Japfa…
5 Luật sư tập sự và Chuyên viên pháp lý với nhiều năm kinh nghiệm chuyên môn dày dặn, va vấp đủ các lĩnh vực pháp lý: doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, đầu tư, lao động, thuế, bảo hiểm, an toàn, môi trường…
Đặc biệt: Dịch vụ của chúng tôi có thể cung cấp bằng đủ 4 thứ tiếng: Việt, Anh, Hàn, Trung…
Chờ gì mà không liên hệ ngay để chúng tôi có thể giúp bạn bắt đầu hành trình mới của doanh nghiệp với sự an toàn, ổn định, và sự thành công.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Y&P, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí và hỗ trợ bạn một cách tận tình nhất.
Công ty Luật TNHH Youth and Partners
Địa chỉ: số 170 Nguyễn Văn Linh, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Số điện thoại: 088 995 6888
Website: https://yplawfirm.vn/
Bài viết tham khảo:
Doanh nghiệp giải thể, người lao động có đương nhiên bị chấm dứt hợp đồng lao động hay không?
Người lao động có phải báo chấm dứt HĐLĐ cho doanh nghiệp trước khi hợp đồng hết hạn không?
Công ty có được xử lý kỷ luật sa thải người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi không?