· Nguyễn Thị Thu Trang · Lương và Phúc lợi  · 9 phút đọc

Cơ cấu lương của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật

Quy định về Cơ cấu lương của doanh nghiệp là vấn đề quan trọng giúp doanh nghiệp xây dựng cơ chế lương phù hợp cho người lao động đảm bảo quyền lợi của mình.

Quy định về Cơ cấu lương của doanh nghiệp là vấn đề quan trọng giúp doanh nghiệp xây dựng cơ chế lương phù hợp cho người lao động đảm bảo quyền lợi của mình.

CƠ SỞ PHÁP LÝ

  1. Bộ luật Lao động 2019 (“BLLĐ”)
  2. Luật An toàn vệ sinh lao động 2015
  3. Nghị định 136/2020/NĐ-CP
  4. Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH
  5. Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH

1. Quy định về tiền lương đối với NLĐ bình thường (không phải an toàn vệ sinh viên kiêm nhiệm, đội trưởng, phó đội trưởng PCCC)

Căn cứ khoản 1 Điều 90 BLLĐ quy định “Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.”

Theo đó, tiền lương là số tiền thỏa thuận giữa Công ty và người lao động (“NLĐ”), bao gồm: mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác.

Theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH thì phụ cấp và các khoản bổ sung khác được quy định như sau:

- Phụ cấp lương theo thỏa thuận của Công ty và NLĐ:

Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;

Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

- Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của Công ty và NLĐ:

Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;

Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của NLĐ.

Cơ cấu lương của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật

(Ảnh minh họa: Cơ cấu lương của doanh nghiệp theo quy định)

Do đó, đối với NLĐ bình thường (không phải an toàn vệ sinh viên kiêm nhiệm, đội trưởng, phó đội trưởng PCCC) thì các khoản phụ cấp lương, khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của Công ty và NLĐ mà không phải là bắt buộc.

2. Quy định về tiền lương đối với NLĐ là an toàn, vệ sinh viên kiêm nhiệm, đội trưởng, phó đội trưởng PCCC

Căn cứ Điều 74 Luật An toàn vệ sinh lao động: nếu Công ty có tổ sản xuất thì mỗi tổ sản xuất phải có ít nhất một an toàn, vệ sinh viên kiêm nhiệm (“ATVSV kiêm nhiệm”) trong giờ làm việc và ATVSV kiêm nhiệm sẽ được hưởng phụ cấp trách nhiệm:

Điều 74. An toàn, vệ sinh viên

1. Mỗi tổ sản xuất trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có ít nhất một an toàn, vệ sinh viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc. Người sử dụng lao động ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên sau khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành công đoàn cơ sở nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh đã thành lập Ban chấp hành công đoàn cơ sở.

5. An toàn, vệ sinh viên có quyền sau đây:

a) Được cung cấp thông tin đầy đủ về biện pháp mà người sử dụng lao động tiến hành để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;

b) Được dành một phần thời gian làm việc để thực hiện các nhiệm vụ của an toàn, vệ sinh viên nhưng vẫn được trả lương cho thời gian thực hiện nhiệm vụ và được hưởng phụ cấp trách nhiệm.

Mức phụ cấp trách nhiệm do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở thống nhất thỏa thuận và được ghi trong quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên;

c) Yêu cầu người lao động trong tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cố, tai nạn lao động và chịu trách nhiệm về quyết định đó;

d) Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp hoạt động.

Căn cứ khoản 3 Điều 31 Nghị định 136/2020/NĐ-CP: nếu Công ty có từ 10 người đến 50 người thường xuyên làm việc, người đứng đầu Công ty có trách nhiệm thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành (“PCCC”) tối thiểu là 10 người, trong đó có 01 đội trưởng. Phụ thuộc vào số lượng người lao động làm việc mà Công ty thành lập đội PCCC với biên chế số lượng đội trưởng, phó đội trưởng khác nhau.

Căn cứ khoản 3 Điều 34 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, đội trưởng, phó đội trưởng PCCC sẽ được hưởng hỗ trợ thường xuyên do Công ty chi trả.

Điều 34. Chế độ, chính sách đối với người tham gia chữa cháy và đối với thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành

3. Đội trưởng, Đội phó đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành hoạt động theo chế độ không chuyên trách ngoài việc được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) còn được hưởng hỗ trợ thường xuyên do cơ quan, tổ chức quản lý chi trả. Căn cứ vào điều kiện thực tế, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định, mức hỗ trợ cho từng chức danh nhưng không thấp hơn hệ số 0,2 lương tối thiểu vùng.

Theo đó, đối với NLĐ là ATVSV kiêm nhiệm, đội trưởng, phó đội trưởng PCCC thì Công ty phải chi trả phụ cấp trách nhiệm cho ATVSV kiêm nhiệm và hỗ trợ thường xuyên cho đội trưởng, đội phó PCCC. Các loại phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác là do Công ty và NLĐ thỏa thuận.

3. Có nên gộp các khoản phụ cấp/trợ cấp vào lương cơ bản không?

Y&P khuyến nghị Công ty không nên gộp hết các khoản phụ cấp/trợ cấp vào lương cơ bản, nên tách riêng bởi những lý do sau:

- Các phụ cấp, trợ cấp nhằm khuyến khích, bù đắp các điều kiện/yếu tố lao động phụ thuộc vào những vị trí công việc khác nhau. Theo đó, NLĐ được hưởng một khoản bù đắp tương ứng mỗi vị trí công việc sẽ tạo động lực làm việc, trách nhiệm công việc cho NLĐ.

- Cơ cấu lương chỉ có lương cơ bản có rủi ro bị cơ quan nhà nước khuyến nghị bổ sung thêm các khoản phụ cấp, bổ sung khác để phù hợp với quy định khoản 1 Điều 90 BLLĐ.

- Việc gộp hết các khoản phụ cấp, trợ cấp vào lương cơ bản sẽ làm tăng mức đóng bảo hiểm xã hội (“BHXH”) cho Công ty vì có một số khoản hỗ trợ không phải đóng BHXH. Theo quy định tại khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi bởi Khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH) thì các chế độ và phúc lợi sau không phải tính vào tiền lương tháng đóng BHXH: thưởng kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động; tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động quy định tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH.

4. Dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp tại Y&P Law firm

Tại Y&P, Chúng tôi có RIÊNG 1 Phòng Pháp chế sẵn sàng hỗ trợ các Doanh nghiệp:

Với Chi phí dịch vụ linh hoạt phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp chỉ từ 7 triệu đồng/tháng.

Sử dụng dịch vụ, Doanh nghiệp sẽ được sở hữu 1 Phòng pháp chế với 9 nhân sự, gồm:

4 Luật sư phụ trách đều trên 10 năm kinh nghiệm tư vấn, làm việc trực tiếp cho các Tập đoàn, Doanh nghiệp nổi tiếng đủ các lĩnh vực: điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, Fintech, tài chính, hóa chất, chăn nuôi như Samsung, Viettel, Fpt, Masan, Vin, Japfa…

5 Luật sư tập sự và Chuyên viên pháp lý với nhiều năm kinh nghiệm chuyên môn dày dặn, va vấp đủ các lĩnh vực pháp lý: doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, đầu tư, lao động, thuế, bảo hiểm, an toàn, môi trường…

Đặc biệt: Dịch vụ của chúng tôi có thể cung cấp bằng đủ 4 thứ tiếng: Việt, Anh, Hàn, Trung..

Chúng tôi đặc biệt am hiểu về một số bộ quy tắc CSR (trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp), như RBA…

Chờ gì mà không liên hệ ngay để chúng tôi có thể giúp bạn bắt đầu hành trình mới của doanh nghiệp với sự an toàn, ổn định, và sự thành công.

Liên hệ ngay để chúng tôi đồng hành cùng doanh nghiệp trên con đường đến sự phồn thịnh và vinh quang!

Bài viết tham khảo:

Dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên cho Doanh nghiệp

    Share:
    Trở về chuyên trang

    Bài viết liên quan

    Xem tất cả »