· Nguyễn Thị Thu Trang · Lương và Phúc lợi · 8 phút đọc
Quy định về tiền lương của người lao động khi phải ngừng làm việc
Hiện nay, vấn đề về quyền lợi và tiền lương của người lao động khi họ phải ngừng việc đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều doanh nghiệp và người lao động
Căn cứ pháp lý
- Bộ Luật lao động 2019
- Nghị định 145/2020/NĐ-CP
- Nghị định 12/2022/NĐ-CP
1. Những trường hợp người lao động vẫn được trả lương khi phải ngừng việc
Theo Điều 99 Bộ Luật Lao động 2019 như sau:
- Do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
- Do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
- Do sự cố về điện, nước mà không phải lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế
Như vậy, đối với các trường hợp này, người lao động vẫn có thể được nhận tiền lương nếu phải ngừng làm việc theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng trường hợp ngừng làm việc mà việc tính lương cho người lao động sẽ khác nhau. Do đó, người lao động cần xác định rõ nguyên nhân để có căn cứ xác định cách tính và mức lương cụ thể:
Trường hợp do lỗi của người sử dụng lao động
Theo quy định tại khoản 5 Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương bao gồm: Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.
Theo đó, nếu phải ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động phải nghỉ làm nhưng vẫn sẽ được tính thời gian làm việc hưởng lương. Trong thời gian ngừng việc, người sử dụng lao động phải trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động tương ứng với số ngày ngừng việc.
(Ảnh minh họa: Quy định về tiền lương của người lao động khi phải ngừng việc)
Trường hợp do lỗi của người lao động
Nếu người lao động phải ngừng việc do lỗi của mình thì sẽ không được trả lương. Trong khi đó, những người lao động khác trong cùng đơn vị với người lao động đó phải ngừng việc thì được trả lương theo thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, mức lương được trả không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Cụ thể:
Căn cứ Điều 3 Nghị định 90/2019/NĐ-CP về mức lương tối thiểu vùng, công ty phải đảm bảo trả lương cho người lao động không được thấp hơn:
- Mức lương tối thiểu đối với vùng I là: 4.420.000 đồng/tháng.
- Mức lương tối thiểu đối với vùng II là: 3.920.000 đồng/tháng.
- Mức lương tối thiểu đối với vùng III là: 3.430.000 đồng/tháng.
- Mức lương tối thiểu đối với vùng IV là: 3.070.000 đồng/tháng.
Trường hợp do sự cố điện, nước; thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, di dời địa điểm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước vì lý do kinh tế
Theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 99 Bộ Luật Lao động quy định mức lương của người lao động:
- Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
- Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Như vậy, đối với quy định này, người lao động chỉ được đảm bảo tiền lương không thấp hơn lương tối thiểu trong 14 ngày đầu ngừng việc hoặc ngừng việc dưới 14 ngày. Nếu phải ngừng việc trên 14 ngày thì không bắt buộc người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động ít nhất bằng lương tối thiểu vùng.
2. Không trả lương hoặc trả không đủ lương ngừng việc cho người lao động thì người sử dụng lao động có bị xử phạt không?
Theo Điều 17.2 Nghị định 12/2022 quy định mức phạt đối với cá nhân vi phạm quy định tiền lương như sau:
“2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm; không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương theo quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động hoặc trong thời gian đình công; không trả hoặc trả không đủ tiền lương của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm; không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật; không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
…”
Như vậy, theo quy trên trong trường hợp Người sử dụng lao động là tổ chức khi không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật, căn cứ vào số người lao động bị vi phạm, người sử dụng lao động có thể bị phạt từ 10 đến 100 triệu đồng.
Lưu ý: Mức xử phạt vi phạm hành chính gấp hai lần mức phạt áp dụng đối với cá nhân – Điều 6.1 Nghị định 12/2022/NĐ-CP
Công ty luật tư vấn doanh nghiệp tại Hà Nội
Y&P Law firm tự hào là Công ty Luật tư vấn cho doanh nghiệp hàng đầu tại Hà Nội, Chúng tôi có RIÊNG 1 Phòng Pháp chế sẵn sàng hỗ trợ các Doanh nghiệp:
💥Với Chi phí dịch vụ linh hoạt phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp chỉ từ 7 triệu đồng/tháng.
💥Sử dụng dịch vụ, Doanh nghiệp sẽ được sở hữu 1 Phòng pháp chế với 9 nhân sự, gồm:
🔑6 Luật sư phụ trách đều trên 10 năm kinh nghiệm tư vấn, làm việc trực tiếp cho các Tập đoàn, Doanh nghiệp nổi tiếng đủ các lĩnh vực: điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, Fintech, tài chính, hóa chất, chăn nuôi như Samsung, Viettel, Fpt, Masan, Vin, Japfa…
🔑5 Luật sư tập sự và Chuyên viên pháp lý với nhiều năm kinh nghiệm chuyên môn dày dặn, va vấp đủ các lĩnh vực pháp lý: doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, đầu tư, lao động, thuế, bảo hiểm, an toàn, môi trường…
🔑 Đặc biệt: Dịch vụ của chúng tôi có thể cung cấp bằng đủ 4 thứ tiếng: Việt, Anh, Hàn, Trung..
Chúng tôi đặc biệt am hiểu về một số bộ quy tắc CSR (trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp), như RBA…
🎯Chờ gì mà không liên hệ ngay để chúng tôi có thể giúp bạn bắt đầu hành trình mới của doanh nghiệp với sự an toàn, ổn định, và sự thành công.
Liên hệ ngay để chúng tôi đồng hành cùng doanh nghiệp trên con đường đến sự phồn thịnh và vinh quang!
Bài viết tham khảo: