· Luật sư Nguyễn Văn Thành · Xử lý kỷ luật  · 8 phút đọc

Xử lý kỷ luật sa thải người lao động đúng luật cho doanh nghiệp

Xử lý kỷ luật sa thải người lao động sao cho đúng luật hiện nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp lúng túng cũng như thực hiện sai quy định pháp luật. Bài viết sau của Y&P sẽ hỗ trợ quý khách hàng thực hiện đúng theo quy định pháp luật hiện hành cho doanh nghiệp.

Xử lý kỷ luật sa thải người lao động sao cho đúng luật hiện nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp lúng túng cũng như thực hiện sai quy định pháp luật. Bài viết sau của Y&P sẽ hỗ trợ quý khách hàng thực hiện đúng theo quy định pháp luật hiện hành cho doanh nghiệp.

Sa thải lao động – một vấn đề tưởng chừng như đơn giản nhưng lại khiến người sử dụng lao động đau đầu vì những trách nhiệm bồi thường nặng nề có thể xảy ra nếu như sa thải người lao động trái quy định của pháp luật.  Rất nhiều vụ việc như hồi chuông cảnh tỉnh người sử dụng lao động cần cẩn trọng và nghiên cứu quy định pháp luật trước khi ra quyết định sa thải người lao động.

1. Các hình thức xử lý kỉ luật người lao động.

Theo quy định tại Điều 125 Bộ Luật lao động 2012 thì khi người lao động vi phạm kỷ luật lao động, tuỳ theo từng mức độ phạm lỗi, bị xử lý theo một trong những hình thức sau:

- Khiển trách: Áp dụng đối với người lao động phạm lỗi ở mức độ nhẹ, có thể khiển trách bằng lời nói hoặc văn bản, thường được quy định rõ trong nội quy lao động.

Kéo dài thời hạn nâng bậc lương không quá 06 tháng hoặc cách chức: Áp dụng đối với người lao động phạm nỗi nặng hơn, thường được quy định rõ trong nội quy lao động.

- Sa thải: Là hình thức xử lý kỷ luật lao động cao nhất và chỉ được áp dụng khi người lao động vi phạm một số điều theo quy định của pháp luật.

Sa thải là hình thức kỷ luật lao động nặng, là việc người có thẩm quyền ra quyết định buộc người lao động nghỉ việc do hành vi vi phạm quy định nghiêm trọng của người lao động. Chính vì là một hình thức kỷ luật nặng và được coi là một trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nên sa thải được pháp luật quy định rất rõ ràng về quy trình thủ tục để có thể bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, tránh việc công ty kỷ luật sa thải người lao động bừa bãi.

2. Xác định lý do sa thải người lao động

Tránh tình trạng các công ty, doanh nghiệp,.. sa thải người lao động bữa bãi, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, pháp luật đã quy định rất cụ thể các trường hợp được sa thải người lao động:

Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động,.. ( những hành vi cụ thể thường được quy định trong nội quy lao động)

Ví dụ: Người lao động biển thủ một số lượng lớn hàng hóa của công ty, rồi đem bán  ra ngoài.

Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật quy định tại điều 127 Bộ luật lao động 2012 hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.

Xử lý kỷ luật sa thải người lao động đúng luật cho doanh nghiệp

(Xử lý kỷ luật sa thải người lao động đúng luật cho doanh nghiệp - ảnh minh họa)

Ví dụ: Công ty có quy định trong nội quy lao động: Nếu nhân viên có thái độ phục vụ không tốt với khách hàng bị khách hàng phản ánh sẽ bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương. Một nhân viên đã vi phạm quy định trên và bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, nhưng lại tiếp tục có thái độ không tốt với khách hàng bị phản ánh về công ty. Nhân viên này có thể bị công ty sa thải do tái phạm hành vi nhiều lần.

Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng ( Lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ,.. và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động. )

Ví dụ: Do bất mãn với cấp trên trong công ty, một nhân viên đã tự ý nghỉ việc 7 ngày không xin phép. Trong trường hợp này công ty có quyền xử lý kỷ luật sa thải người nhân viên.

*Lưu ý: Với trương hợp người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày, không được kỷ luật sa thải người lao động nghỉ việc do đang bị tạm giữ, tạm giam; Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này; Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

3. Trình tự xử lý kỷ luật lao động

Khi xác định được lý do kỷ luật sa thải người lao động, người sử dụng lao động phải tổ chức cuộc họp kỷ luật để giải quyết việc sa thải lao động. Không được tự ý sa thảo người lao động khi chưa họp xử lý kỉ luật.

Bước 1 : Ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp, người sử dụng lao động  cần gửi gửi thông báo bằng văn bản về cuộc họp xử lý kỷ luật đến hai đối tượng

Ban chấp hành công đoàn cơ sở (Nếu chưa có công đoàn cơ sở thì gửi tới Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở ). Cuộc họp phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

Người lao động hoặc cha, mẹ, người đại diện theo pháp luật của người lao động dưới 18 tuổi.

*Lưu ý: Nếu người lao động vắng mặt có lý do chính đáng như: Nghỉ ốm đau, phải nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi,..( quy định tại khoản 4 Điều 123 Bộ luật lao động) thì người sử dụng lao động cần tổ chức cuộc họp  kỷ luật vào lần sau để người lao động có thể tham gia.

Nếu người lao động vắng mặt không lý do 3 lần sau khi người sử dụng lao động đã gửi thông báo thì người sử dụng lao động có quyền tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động vắng mặt người lao động.

Bước 2: Tổ chức họp xử lý kỷ luât

Trong phiên họp xử lý kỷ luật người sử dụng lao động cần ra các bằng chứng để chứng minh được lỗi của nhân viên.Nhân viên cũng được quyền  tranh luận bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa.

Việc họp xử lý kỷ luật sa thải phải được lập thành biên bản rò ràng và có chữ kỹ đầy của các thành phần tham gia

Bước 3: Ra quyết định xử lý kỷ luật

Người ra quyết định kỷ luật sa thải phải là người sử dụng lao động tức:

Người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã;

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật;

Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

Bất cứ khi nào bạn có nhu cầu tư vấn, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi để được giải đáp thắc mắc miễn phí. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên tận tâm và dày dặn kinh nghiệm làm việc cùng các đối tác nước ngoài, DN FDI,… Y&P sẵn sàng cung cấp cho Quý khách hàng những dịch vụ chuyên nghiệp về Đầu tư trong nước và ngước ngoài, lao động, Doanh nghiệp - Kinh doanh -Thương mại,  Đất đai, Giấy phép…

Bài viết tham khảo thêm:

Công ty có được xử lý kỷ luật sa thải người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi không?

Doanh nghiệp có được tiến hành xử lý kỷ luật lao động khi thời điểm phát hiện lỗi của người lao động đã quá thời hiệu xử lý không?

Xử lý kỷ luật sa thải trái luật và hậu quả pháp lý

Trở về chuyên trang

Bài viết liên quan

Xem tất cả »