· Nguyễn Thị Thu Trang · Xử lý kỷ luật · 6 phút đọc
Doanh nghiệp có được tiến hành xử lý kỷ luật lao động khi thời điểm phát hiện lỗi của người lao động đã quá thời hiệu xử lý không?
Doanh nghiệp có được tiến hành xử lý kỷ luật lao động khi thời điểm phát hiện lỗi của người lao động đã quá thời hiệu xử lý không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Luật Y&P.
Một trong những vấn đề quan trọng mà các doanh nghiệp thường gặp phải là việc xử lý kỷ luật lao động khi phát hiện lỗi từ phía nhân viên, đặc biệt là khi thời điểm phát hiện đã quá thời hạn xử lý theo quy định. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng lao động mà còn có thể ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Vậy, doanh nghiệp có được tiến hành xử lý kỷ luật lao động khi thời điểm phát hiện lỗi của người lao động đã quá thời hiệu xử lý không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Luật Y&P.
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Lao động 2019
Nguyên tắc xử lý kỷ luật lao động
1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
(i) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
(ii) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
(iii) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;
(iv) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.
2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;
d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
Tham khảo: Quy trình xử lý kỷ luật lao động
(Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động - ảnh minh họa)
Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động
Theo Điều 123.1 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.
2. Khi hết thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122 của Bộ luật này, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
3. Người sử dụng lao động phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Như vậy, trong trường hợp Người lao động có hành vi vi phạm, thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm đó. Trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của Người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng. Người sử dụng lao động phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật trong thời hiệu này
Điều 122.4 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;
d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Khi hết thời gian quy định nói trên mà hết thời hiệu 06 tháng hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.
Theo đó, Người sử dụng lao động phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc trong khoảng thời gian kéo dài thời hiệu được pháp luật cho phép để xử lý kỷ luật lao động. Sau thời hạn này, doanh nghiệp sẽ không được tiến hành xử lý lỗi vi phạm của Người lao động.
Như vậy, theo Bộ luật Lao động năm 2019, trong trường hợp doanh nghiệp phát hiện ra lỗi của Người lao động nhưng đã quá thời hạn xử lý/thời hiệu thì doanh nghiệp sẽ không được tiến hành xử lý lỗi vi phạm của Người lao động.
Văn phòng luật sư uy tín tại Vĩnh Phúc
Y&P Law firm tự hào là Văn phòng luật sư tư vấn thành lập, xin cấp điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các Dự án đầu tư tại Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang,… Ngoài ra, chúng tôi có RIÊNG 1 Phòng Pháp chế sẵn sàng hỗ trợ các Doanh nghiệp:
Với Chi phí dịch vụ linh hoạt phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp chỉ từ 7 triệu đồng/tháng.
Đặc biệt: Dịch vụ của chúng tôi có thể cung cấp bằng đủ 4 thứ tiếng: Việt, Anh, Hàn, Trung,…
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Y&P, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí và hỗ trợ bạn một cách tận tình nhất.
- Công ty Luật TNHH Youth and Partners
- Địa chỉ: số 170 Nguyễn Văn Linh, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 088 995 6888
- Website: https://vinhphuclawyers.vn/