· Nguyễn Thị Thu Trang · Xử lý kỷ luật  · 6 phút đọc

Cách tính thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo quy định

Cách tính thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo quy định - Hướng dẫn chi tiết cách xác định thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

Cách tính thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo quy định - Hướng dẫn chi tiết cách xác định thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

Xử lý kỷ luật lao động là một trong những quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động nhằm duy trì kỷ cương, bảo đảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, quá trình này phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật để đảm bảo tính công bằng, minh bạch và tránh rủi ro pháp lý. Bài viết này của Luật Y&P sẽ giúp bạn nắm rõ các hình thức và thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo Bộ luật Lao động 2019.

1. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là gì?

Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động được hiểu là thời gian mà trong đó người sử dụng lao động được phép xử lý hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động. Khi thời hiệu này kết thúc, người sử dụng lao động không còn quyền xử lý kỷ luật lao động đối với hành vi đó.

Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động, giúp ngăn ngừa tình trạng lạm dụng hoặc trì hoãn xử lý kỷ luật không cần thiết.

2. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo quy định hiện hành

Theo Điều 123.1 Bộ luật Lao động 2019 quy định thời hiệu xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:

Điều 123. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động

  1. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng.

  2. Khi hết thời gian quy định tại khoản 4 Điều 122 của Bộ luật này, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

  3. Người sử dụng lao động phải ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Theo quy định trên thời hiệu xử lý kỷ luật lao động được xác định như sau:

- Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm.

- Thời hiệu xử lý kỷ luật 12 tháng đối với các vi phạm liên quan đến tài chính, tài sản, bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của doanh nghiệp kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm.

- Khi hết hết thời gian tạm ngừng thời hiệu xử lý kỷ luật theo quy định pháp luật nếu thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

Kết luận: Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động được xác định qua công thức sau:

Thời hiệu = 06 tháng (12 tháng) căn cứ vào hành vi vi phạm + 60 ngày (kể từ ngày kết thúc thời gian tạm ngừng xử lý kỷ luật lao động mà hết thời hiệu xử lý theo quy định).

Lưu ý: Tạm ngừng xử lý kỷ luật được áp dụng đối với một số trường hợp nhất định theo quy định pháp luật.

3. Các trường hợp tạm ngừng xử lý kỷ luật lao động

Theo quy định Điều 122.4 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Điều 122. Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động

  1. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;

c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;

d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Theo quy định trên thời hiệu xử lý kỷ luật lao động sẽ bị tạm dừng trong các trường hợp sau:

- Người lao động đang nghỉ ốm đau, thai sản hoặc nghỉ phép.

- Người lao động bị tạm giữ, tạm giam.

- Người sử dụng lao động đang chờ kết quả điều tra từ cơ quan có thẩm quyền.

Sau khi kết thúc các trường hợp trên, thời hiệu sẽ tiếp tục được tính đến khi đủ thời gian quy định.

Cách tính thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo quy định

(ảnh minh họa)

4. Câu hỏi thường gặp về thời hiệu xử lý kỷ luật lao động

  1. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động có được gia hạn không?

Trả lời: Có thể được gia hạn, tùy từng trường hợp nhất định

Căn cứ theo quy định tại Điều 123.2 và Điều 122.4 Bộ luật Lao động 2019 thì đối với những trường hợp phải tạm ngừng xử lý kỷ luật thì khi hết thời gian tạm ngừng này mà hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian tạm ngừng xử lý kỷ luật lao động.

  1. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là bao lâu?

Trả lời: Theo Điều 123 Bộ luật Lao động 2019, thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm. Đối với hành vi vi phạm liên quan đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, thời hiệu là 12 tháng.

  1. Thời gian không được tiến hành xử lý kỷ luật lao động?

Trả lời: Thời gian sau đây không được tiến hành xử lý kỷ luật lao động:

Thời gian người lao động nghỉ ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động.

Thời gian người lao động đang trong thời gian điều tra, xác minh hành vi vi phạm.

Thời gian người lao động mang thai, nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Sau khi các khoảng thời gian trên kết thúc, thời hiệu xử lý sẽ được tiếp tục tính.

Xem thêm tại: Xử lý kỷ luật sa thải người lao động đúng luật cho doanh nghiệp

Trở về chuyên trang

Bài viết liên quan

Xem tất cả »
Quy trình xử lý kỷ luật lao động

Quy trình xử lý kỷ luật lao động

Quy trình xử lý kỷ luật lao động - Tìm hiểu quy định pháp luật về quy trình xử lý kỷ luật lao động chi tiết, đảm bảo đúng luật và quyền lợi của người lao động.