· Nguyễn Thị Thùy Linh · Xử lý kỷ luật  · 10 phút đọc

Các hình thức xử lý kỷ luật lao động

Các hình thức xử lý kỷ luật lao động - Tìm hiểu chi tiết các hình thức xử lý kỷ luật theo quy định pháp luật, đảm bảo tính công bằng và đúng trình tự pháp lý.

Các hình thức xử lý kỷ luật lao động - Tìm hiểu chi tiết các hình thức xử lý kỷ luật theo quy định pháp luật, đảm bảo tính công bằng và đúng trình tự pháp lý.

Trong môi trường làm việc ngày càng chuyên nghiệp và chuẩn mực, việc tuân thủ các quy định về kỷ luật lao động trở nên vô cùng quan trọng đối với cả người sử dụng lao động và người lao động. Năm 2024, hệ thống pháp luật Việt Nam tiếp tục cập nhật và hoàn thiện các quy định về xử lý kỷ luật lao động nhằm đảm bảo tính công bằng, minh bạch và hiệu quả trong quá trình quản lý nguồn nhân lực. Bài viết “Các hình thức xử lý kỷ luật lao động năm 2024 ” này sẽ cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tổng quan về các hình thức xử lý kỷ luật lao động theo pháp luật hiện hành, từ đó giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình trong môi trường làm việc.

1. Các hình thức xử lý kỷ luật lao động

Căn cứ Điều 124 Bộ luật lao động 2019 quy định về các hình thức xử lý kỷ luật lao động hiện nay bao gồm 4 hình thức sau:

  1. Khiển trách.

  2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.

  3. Cách chức.

  4. Sa thải.

Trong đó, việc áp dụng từng hình thức xử lý kỷ luật lao động này thông thường sẽ được áp dụng trong các trường hợp như sau:

- Về hình thức Khiển trách

Đây là hình thức xử lý kỷ luật có thể được coi là hình thức nhẹ nhất đối với người lao động và thông thường được áp dụng đối với những người lao động phạm lỗi lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ nhằm tác động về mặt tinh thần đến người vi phạm.

Các hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức khiển trách được quy định trong nội quy lao động mà nếu người lao động vi phạm thì bộ phận có thẩm quyền xử lý sẽ có thể khiển trách bằng miệng hoặc gửi bằng văn bản để khiển trách người lao động.

- Về hình thức Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng

Hình thức xử lý kỷ luật này được áp dụng đối với người lao động có hành vi vi phạm với mức độ nặng hơn so với khiển trách và thực tế thường được áp dụng khi người lao động đã bị khiển trách bằng văn bản mà tiếp tục có hành vi vi phạm với thái độ xem thường kỉ luật lao động.

- Về hình thức Cách chức

Hình thức xử lý kỷ luật này đương nhiên chỉ được áp dụng đối với những người lao động nắm giữ những chức vụ nhất định trong Công ty và được áp dụng đối với các hành vi vi phạm mà người sử dụng lao động xem là nghiêm trọng nhưng không thể áp dụng khiển trách hay là kéo dài thời hạn nâng lương.

Các hành vi vi phạm áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động cách chức sẽ do người sử dụng lao động quy định trong nội quy lao động.

- Về hình thức Sa thải

Sa thải là hình thức xử lý kỷ luật lao động cao nhất, nghiêm khắc nhất trong các hình thức được quy định tại Điều 124 BLLĐ 2019. Riêng đối với hình thức sa thải thì pháp luật lại quy định các trường hợp cụ thể mà người sử dụng lao động được áp dụng hình thức này tại Điều 125 BLLĐ 2019 bao gồm:

  • Trộm cắp; tham ô; đánh bạc; cố ý gây thương tích; sử dụng ma túy tại nơi làm việc.

  • Tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ; xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động; gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động; quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

  • Bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật; bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm. Trong đó, tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật.

  • Tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong 365 ngày mà không có lý do chính đáng.

Như vậy, ngoài các trường hợp được áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải nêu trên thì Công ty không được áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với các trường hợp khác. Nếu Công ty áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động ngoài các trường hợp nêu trên thì có thể được coi là xử lý kỷ luật sa thải trái luật và hậu quả pháp lý mà công ty phải đối mặt có thể ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của Công ty trên thị trường lao động.

Các hình thức xử lý kỷ luật lao động

(Ảnh minh họa)

2. Các trường hợp không được áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật lao động

Căn cứ theo Khoản 4, Khoản 5 Điều 122 BLLĐ 2019 và hướng dẫn tại Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp mà người sử dụng lao động không được tiến hành xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động năm 2024 bao gồm:

- Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;

- Đang bị tạm giữ, tạm giam;

- Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của BLLĐ;

- Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

- Người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

- Đã hết thời hiệu xử lý kỷ luật lao động.

- Người lao động, người lãnh đạo đình công.

Với các trường hợp (1), (2), (3), (4), người lao động sẽ được tạm thời không bị xử lý kỷ luật trong thời gian có các lý do nói trên. Nhưng nếu hết các khoảng thời gian đó mà vẫn còn thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc hết thời hiệu thì người sử dụng lao động còn được kéo dài thời hiệu và tiến hành xử lý kỷ luật lao động theo luật định.

Trong khi đó, trường hợp (5), (6), (7) được tính là không xử lý kỷ luật người lao động chứ không phải tạm thời không xử lý. Do đó, người lao động thuộc trường hợp này chắc chắn sẽ không bị xử lý kỷ luật lao động.

Quy định này của pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động trong những trường hợp họ không thể tự bảo vệ mình và đảm bảo sự đối xử công bằng đối với mọi người lao động trong môi trường làm việc, từ đó tạo môi trường làm việc tích cực cho người lao động. Ngoài ra, các quy định này cũng giúp Việt Nam tuân thủ các cam kết quốc tế về quyền lợi của người lao động, bao gồm các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) mà Việt Nam là thành viên.

3. Các hành vi bị nghiêm cấm khi áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật lao động

Căn cứ Điều 127 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động bao gồm:

- Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động;

- Phạt tiền thay cho việc xử lý kỷ luật lao động;

- Cắt lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động;

- Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.

So với quy định tại Điều 128 Bộ luật Lao động 2012 thì quy định mới này của Bộ luật lao động 2019 đã làm rõ thêm một số hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình xử lý kỷ luật lao động như:

- Cấm xâm phạm danh dự, tính mạng, uy tín của người lao động;

- Cấm xử lý kỷ luật đối với người lao động có hành vi vi phạm không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.

Có thể thấy, Bộ luật Lao động mới đã bổ sung thêm nhiều quy định nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người lao động, giúp người lao động cảm thấy an tâm về quyền lợi của mình và có động lực làm việc tốt hơn và đóng góp tích cực hơn cho Công ty.

4. Văn phòng luật sư uy tín

Y&P Law firm tự hào là Công ty Luật tư vấn cho doanh nghiệp hàng đầu, Chúng tôi có RIÊNG 1 Phòng Pháp chế sẵn sàng hỗ trợ các Doanh nghiệp:

- Với Chi phí dịch vụ linh hoạt phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp chỉ từ 7 triệu đồng/tháng.

- Sử dụng dịch vụ, Doanh nghiệp sẽ được sở hữu 1 Phòng pháp chế với 9 nhân sự, gồm:

  • 6 Luật sư phụ trách đều trên 10 năm kinh nghiệm tư vấn, làm việc trực tiếp cho các Tập đoàn, Doanh nghiệp nổi tiếng đủ các lĩnh vực: điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, Fintech, tài chính, hóa chất, chăn nuôi như Samsung, Viettel, Fpt, Masan, Vin, Japfa…

  • 5 Luật sư tập sự và Chuyên viên pháp lý với nhiều năm kinh nghiệm chuyên môn dày dặn, va vấp đủ các lĩnh vực pháp lý: doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, đầu tư, lao động, thuế, bảo hiểm, an toàn, môi trường…

  • Đặc biệt: Dịch vụ của chúng tôi có thể cung cấp bằng đủ 4 thứ tiếng: Việt, Anh, Hàn, Trung…

Chờ gì mà không liên hệ ngay để chúng tôi có thể giúp bạn bắt đầu hành trình mới của doanh nghiệp với sự an toàn, ổn định, và sự thành công.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Y&P, chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí và hỗ trợ bạn một cách tận tình nhất.

Xem thêm tại: Quy trình xử lý kỷ luật sa thải trong doanh nghiệp

Trở về chuyên trang

Bài viết liên quan

Xem tất cả »
Quy trình xử lý kỷ luật lao động

Quy trình xử lý kỷ luật lao động

Quy trình xử lý kỷ luật lao động - Tìm hiểu quy định pháp luật về quy trình xử lý kỷ luật lao động chi tiết, đảm bảo đúng luật và quyền lợi của người lao động.