·  Tác giả: Nguyễn Thị Thùy Linh  ·  Tham vấn bởi: Luật sư Nguyễn Văn Thành  ·  Hình sự  ·  14 phút đọc

Vì sao đối tượng vận chuyển 16 bánh ma túy chống trả quyết liệt?

Bài viết dưới đây sẽ phân tích nguyên nhân tại sao các đối tượng vận chuyển 16 bánh ma túy tại Quảng Ninh lại chống trả quyết liệt lực lượng công an.

Bài viết dưới đây sẽ phân tích nguyên nhân tại sao các đối tượng vận chuyển 16 bánh ma túy tại Quảng Ninh lại  chống trả quyết liệt lực lượng công an.

Trong bối cảnh xã hội hiện đại, tình trạng buôn bán ma túy và vận chuyển trái phép ma túy ngày càng trở thành một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống, trật tự an ninh và sự phát triển của đất nước. Một trong những hình thức phạm tội điển hình liên quan đến ma túy là vận chuyển trái phép chất ma túy với số lượng lớn, điển hình như vụ việc các đối tượng bị phát hiện vận chuyển 16 bánh ma túy tại Quảng Ninh ngày 17/04/2025 vừa qua. Theo công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, quá trình truy bắt, nhóm đối tượng này đã chống trả quyết liệt, sử dụng súng quân dụng tấn công tổ công tác khiến thiếu tá Nguyễn Đăng Khải (Cán bộ Công an tỉnh Quảng Ninh) hy sinh. Ngoài ma túy, công an còn thu giữ 2 khẩu súng và 1 quả lựu đạn tại hiện trường. Vậy tại sao những đối tượng này lại sẵn sàng chống trả quyết liệt trước lực lượng chức năng? Đây là câu hỏi không chỉ được các cơ quan chức năng quan tâm mà còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong xã hội. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ nêu ra và phân tích một số điểm nổi bật lý giải lý do các đối tượng vận chuyển 16 bánh ma túy này lại chống trả quyết liệt lực lượng công an như vậy?

1. Quy định về Tội vận chuyển trái phép chất ma túy

Căn cứ Điều 250 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 67 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vận vận chuyển trái phép chất ma túy như sau:

Điều 250. Tội vận chuyển trái phép chất ma túy

1. Người nào vận chuyển trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 249, 251 và 252 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam;

c) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;

d) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

đ) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

e) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

[…]

Vận chuyển trái phép chất ma túy

Để xác định một người có phạm tội hay không thì cần xem xét đến hành vi của người đó có cấu thành tội phạm không. Trong đó, cấu thành tội phạm là tổng thể các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự. Cấu thành tội phạm phải có đầy đủ 4 yếu tố, đó là: khách thể, chủ thể, mặt khách quan và mặt chủ quan của tội phạm.

Theo quy định trên thì để xác định một người có phạm tội vận chuyển trái phép chất ma túy không thì cần xem xét đến 4 yếu tố cấu thành tội phạm này như sau:

1.1. Về mặt chủ thể

Căn cứ Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về chủ thể của tội vận chuyển trái phép chất ma túy như sau:

“Người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma túy, không phân biệt khoản nào của điều luật.

Người từ đủ 14 tuổi trở lên chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma túy thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 250 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 67 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, vì các trường hợp phạm tội này là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017”.

1.2. Về mặt Khách thể

Khách thể của tội vận chuyển trái phép chất ma túy là xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý các chất ma túy (chế độ quản lý của Nhà nước về các chất ma túy để phục vụ cho mục đích kinh tế, xã hội, đặc biệt là lĩnh vực y tế).

1.3. Về mặt Khách quan

a) Hành vi khách quan

Mặt khách quan của tội vận chuyển trái phép chất ma túy là hành vi chuyển dịch trái phép chất ma túy từ địa điểm này sang địa điểm khác, từ người này sang người khác, từ nơi này đến nơi khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác… bằng bất kỳ hình thức, phương tiện nào, nhưng đều không nhằm mục đích, sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy.

Các hình thức vận chuyển trái phép chất ma túy có thể bằng các phương tiện khác nhau như ô tô, tàu bay, tàu thủy…; trên các tuyến đường khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện…; có thể để trong người như cho vào túi áo, túi quần, nuốt vào trong bụng, để trong hành lý như vali, túi xách v.v…

Ví dụ: Ông A là tài xế xe tải chuyên chở hàng hóa từ biên giới Campuchia về Việt Nam. Trong một lần vận chuyển, ông A được thuê chở một lô hàng và được hứa trả thù lao cao. Khi bị cơ quan công an kiểm tra lô hàng thì bị phát hiện hàng này chứa 3 kg heroin. Trong trường hợp này, ông A bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội vận chuyển trái phép chất ma túy.

b) Hậu quả của tội phạm

Hậu quả của của tội vận chuyển trái phép chất ma túy chủ yếu là những thiệt hại phi vật chất (chính sách quản lý của Nhà nước đối với các chất ma túy).

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy lại gây ra những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự hoặc thiệt hại về tài sản cho người khác thì người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh tương ứng với những thiệt hại mà người phạm tội gây ra.

1.4. Về mặt Chủ quan

Mặt chủ quan của tội vận chuyển trái phép chất ma túy là người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý. Theo đó, Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật, thấy trước được tác hại của hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy nhưng vẫn thực hiện.

Lưu ý: Mục đích của người phạm tội vận chuyển trái phép chất ma túy là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Theo đó, việc thực hiện tội phạm vận chuyển trái phép chất ma túy phải “không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy” thì mới đủ yếu tố cấu thành tội này.

Nếu người phạm tội vận chuyển trái phép chất ma túy mà nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy thì người vận chuyển trái phép chất ma túy có thể phạm các tội tương ứng chứ không phạm tội vận chuyển trái phép chất ma túy tùy từng trường hợp cụ thể.

Ma túy, đặc biệt là các loại ma túy tổng hợp và heroin, không chỉ là mối hiểm họa đối với sức khỏe của con người mà còn đe dọa đến trật tự, an toàn xã hội vì vậy pháp luật đặc biệt quy định hình phạt nghiêm khắc đối với loại tội phạm này. Theo đó, mức hình phạt cao nhất với loại tội phạm này có thể lên đến tử hình theo quy định tại khoản 4 Điều 250 Bộ luật Hình sự 2015.

Với mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội vận chuyển trái phép chất ma túy là tử hình thì các đối tượng vận chuyển 16 bánh heroin thuộc nhóm tội phạm đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về phân loại tội phạm bởi tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của loại tội phạm này đặc biệt lớn.

2. Vì sao đối tượng vận chuyển 16 bánh ma túy lại chống trả quyết liệt lực lượng công an?

Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 đã phân tích ở trên thì chỉ cần vận chuyển trái phép trên 100 gam heroin là đã rơi vào khung hình phạt cao nhất theo khoản 4 Điều 250 Bộ luật Hình sự năm 2015 là phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Theo đó, việc các đối tượng tại Quảng Ninh vận chuyển trái phép lên đến 16 bánh ma túy (khoảng 5.600 gam heroin) thì gần như chắc chắn sẽ phải đối diện với khung hình phạt cao nhất theo khoản 4 mà mức phạt có thể lên đến tử hình.

Trong vụ việc này, các đối tượng vận chuyển 16 bánh ma túy đã chống trả quyết liệt lực lượng công an đang làm nhiệm vụ bằng súng AK nhằm giải cứu đồng bọn. Trong loạt tấn công bất ngờ và tàn bạo đó, một chiến sỹ công an đã bị trúng đạn và hy sinh khi làm nhiệm vụ.

Vũ khí đối tượng dùng để chống trả quyết liệt

Có thể dễ dàng nhận thấy rằng khi đối mặt với mức án có thể lên đến tử hình như vậy thì khi bị truy bắt, các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội này thường có hành động chống trả quyết liệt hơn bao giờ hết. Dưới đây là những lý do khiến họ sẵn sàng sử dụng mọi biện pháp để chống trả lực lượng chức năng:

2.1. Tâm lý tuyệt vọng

Khi các đối tượng biết rằng việc bị bắt giữ là điều không thể tránh khỏi và họ có thể sẽ phải đối mặt với mức án tử hình sau khi bị bắt thì thông thường họ sẽ cảm thấy mình không còn gì để mất và có tâm lý “Đằng nào cũng chết”. Từ đó, họ sẵn sàng có những hành động cực đoan để thoát thân, thậm chí là dùng vũ lực để chiến đấu chống lại lực lượng chức năng một cách quyết liệt, thay vì chấp nhận sự trừng phạt của pháp luật.

2.2. Tâm lý “chết cũng không để bị bắt sống”

Một số đối tượng phạm tội không muốn bị bắt sống, vì họ biết rằng việc bị bắt sống có thể làm họ phải chịu thêm nhiều tội danh khác, hoặc bị tra khảo. Chính vì thế, thay vì đầu hàng, họ lựa chọn đối đầu một cách quyết liệt, thậm chí là đổ máu để tự vệ, mặc dù họ biết rằng hậu quả cuối cùng là không thể tránh khỏi.

2.3. Chiến thuật đối phó với cơ quan chức năng

Những kẻ vận chuyển ma túy lớn thường là những tay giang hồ có kinh nghiệm, quen thuộc với những hoạt động phạm tội nguy hiểm. Họ hiểu rõ các chiến thuật và thủ đoạn để đối phó với cơ quan chức năng, từ việc sử dụng vũ khí đến cách thức che giấu, tạo ra các tình huống khiến lực lượng chức năng gặp khó khăn khi truy bắt. Vì thế, khi bị phát hiện, họ có thể ngay lập tức sử dụng vũ lực để làm chậm quá trình bắt giữ, nhằm tìm cơ hội thoát thân.

2.4. Áp lực từ đường dây tội phạm

Các đối tượng vận chuyển trái phép chất ma túy thường chỉ là một mắt xích nhỏ trong đường dây tội phạm lớn. Họ có thể bị đe dọa bởi các ông trùm hoặc đồng phạm rằng nếu để hàng hóa bị tịch thu, bản thân và gia đình sẽ gặp nguy hiểm. Áp lực này khiến họ liều lĩnh chống trả, không chỉ để bảo vệ bản thân mà còn để tránh hậu quả từ các tổ chức tội phạm.

2.5. Trạng thái tâm lý bất ổn

Không ít đối tượng vận chuyển ma túy đã sử dụng ma túy trước hoặc trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội. Ma túy, đặc biệt là các chất kích thích như heroin hay ma túy tổng hợp, có thể gây ra trạng thái tâm lý bất ổn, mất kiểm soát, hoặc tăng tính hung hãn. Điều này làm gia tăng khả năng họ chống trả lực lượng chức năng một cách liều lĩnh.

3. Kết luận

Với những phân tích trên, có thể thấy rằng hành động chống trả quyết liệt lực lượng công an tỉnh Quảng Ninh khi bị vây bắt của những đối tượng vận chuyển 16 bánh ma túy xuất phát từ nguyên nhân chính là sự tuyệt vọng với tâm lý “Đằng nào cũng chết” bởi với hành vi của họ thì sau khi bị bắt gần như chắc chắn mức án mà họ phải chịu là tử hình do số lượng vận chuyển bánh heroin lớn.

16 bánh heroin các đối tượng vận chuyển

Vì vậy, việc chống trả quyết liệt của các đối tượng này có thể được xem là một phản ứng tự nhiên và dễ hiểu khi họ cảm thấy không còn sự lựa chọn nào khác. Tuy nhiên, sự nghiệp của họ không thể tồn tại mãi, và pháp luật sẽ không bao giờ dung túng cho hành vi phạm tội này. Do đó, việc hiểu rõ các quy định pháp luật và những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra sẽ là lời cảnh báo mạnh mẽ đối với những ai có ý định tham gia vào các hoạt động buôn bán ma túy. Họ không chỉ đối mặt với nguy cơ mất tự do, mà còn có thể đánh mất chính mạng sống của mình.

Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng luôn phải nỗ lực không ngừng để ngăn chặn và xử lý các đối tượng này, bảo vệ xã hội và đảm bảo an ninh trật tự. Trên hết, để giảm thiểu tình trạng này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng, từ công an, quân đội đến các cơ quan điều tra, cũng như sự chung tay của cộng đồng trong việc phát hiện và ngăn chặn các hành vi phạm tội liên quan đến ma túy.

Xem thêm video:

Xem thêm bài viết: Một bánh heroin nặng bao nhiêu?

Khung hình phạt nào cho đối tượng vận chuyển 16 bánh ma túy?

    Share:
    Trở về chuyên trang

    Bài viết liên quan

    Xem tất cả »
    Luật sư bào chữa vụ án ma túy năm 2025

    Luật sư bào chữa vụ án ma túy năm 2025

    Tội phạm ma túy gia tăng, luật sư bào chữa đóng vai trò then chốt trong bảo vệ quyền lợi bị cáo. Youth & Partners Law Firm cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, đồng hành cùng bạn vượt qua khó khăn.

    Một bánh heroin nặng bao nhiêu?

    Một bánh heroin nặng bao nhiêu?

    Một bánh heroin thường nặng khoảng bao nhiêu gam? Sẽ tùy thuộc vào cách đóng gói. Đây là chất cấm, mọi hành vi tàng trữ, buôn bán đều vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

    Luật sư bào chữa

    Luật sư bào chữa

    Nước ta đã chứng kiến nhiều vụ án oan sai nghiêm trọng, bao gồm cả những vụ đại án, khiến nhiều cuộc đời và gia đình bị tàn phá vì một quyết định hoặc bản án từ các cơ quan tố tụng.