· Luật sư Nguyễn Văn Thành · Bình luận pháp lý  · 6 phút đọc

Doanh nghiệp có phải trả thêm khoản tương đương mức đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động trong thời gian thử việc?

Doanh nghiệp có phải trả thêm khoản tương đương mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời gian thử việc?

Doanh nghiệp có phải trả thêm khoản tương đương mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời gian thử việc?

Trong thời gian thử việc, doanh nghiệp có phải trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (gọi chung là “bảo hiểm”) theo quy định tại khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 hay không?

Nội dung liên quan tới Công văn số 308 ra đời ngày 20/7/2022, là công văn nội bộ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (BLĐTBXH), được sự nhất trí tương đối cao của các cơ quan trong Bộ (Cục Quan hệ Lao động và Tiền lương, Cục An toàn Lao động, Vụ Bảo hiểm xã hội, Thanh tra Bộ…).

1. Thời gian thử việc có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Trước nay, hầu như tất cả các doanh nghiệp đều hiểu rằng: thời gian thử việc thì không phải đóng bảo hiểm và các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 168 sẽ không bao gồm thời gian thử việc. Quan điểm này được chấp nhận bởi đa số doanh nghiệp và người lao động cho đến thời điểm hiện tại. Bởi chúng ta đều hiểu rằng thời gian thử việc về cơ bản là thời gian hai bên người sử dụng lao động và người lao động tìm hiểu nhau. Việc tìm hiểu có thể dẫn đến giao kết hợp đồng lao động chính thức hoặc cũng có thể kết thúc do không phù hợp.

Thậm chí, hiện tại, luật còn bỏ trách nhiệm của doanh nghiệp là phải báo trước kết quả thử việc trong thời hạn ít nhất 3 ngày cho người lao động như quy định cũ tại Nghị định số 05/2015. Như vậy, nếu không phù hợp, hai bên có thể chấm dứt mà không cần báo trước. Rõ ràng, trách nhiệm của doanh nghiệp có vẻ như được nới lỏng hơn và cũng hợp lý. Theo logic này, việc ràng buộc thêm nghĩa vụ cho doanh nghiệp khi hai bên chưa giao kết hợp đồng lao động chính thức thì có vẻ là đi ngược với tinh thần của luật mới?

Nhưng ở chiều ngược lại, cũng có quan điểm cho rằng: mặc dù chỉ là thời gian thử việc, nhưng hai bên đã làm việc với nhau như người lao động chính thức, mọi hoạt động thường ngày giống hệt như một hợp đồng lao động chính thức, chỉ thiếu mỗi việc có Giấy chứng nhận giao kết hợp đồng lao động. Vậy, có hay không việc nên bổ sung thêm trách nhiệm gì đó cho doanh nghiệp trong thời gian này?

2. Nếu thỏa thuận nội dung thử việc trong hợp đồng lao động thì thế nào?

Một số bạn tìm hiểu sâu hơn về việc đóng bảo hiểm thì sẽ nắm được rằng: “Nếu thỏa thuận nội dung thử việc được ghi trong hợp đồng lao động thì doanh nghiệp sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động trong cả thời gian này. Còn nếu giao kết riêng một hợp đồng thử việc độc lập thì sẽ không phải đóng bảo hiểm.”

Cơ sở này xuất phát từ một công văn thời kỳ trước đây – Công văn số 2447/LĐTBXH-BHXH ngày 26/7/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Nội dung công văn nêu rõ:

“3. Đối với người lao động có thời gian thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà hợp đồng lao động đó thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì người sử dụng lao động và người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho cả thời gian thử việc. Mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian thử việc là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động.”

Doanh nghiệp có phải trả thêm khoản tương đương mức đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động trong thời gian thử việc?

3. Tác động của công văn 2447 tới việc thực thi quyền lợi bảo hiểm của NLĐ trong thời gian thử việc ở thời điểm hiện tại

Xin nhắc lại là công văn 2447 được ban hành từ trước cả khi Bộ luật Lao động 2012 có hiệu lực thi hành (01/5/2013). Từ đó tới nay, qua hai đời bộ luật, công văn này vẫn có hiệu lực.

Những tưởng quy định này sẽ được điều chỉnh khi Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực từ 1/1/2021) ra đời. Nhưng không, giá trị của Công văn số 2447 vẫn còn đó. Không những thế, dựa vào tuổi thọ của mình, nó còn là cơ sở cho Công văn số 308 ra đời ngày 20/7/2022, đánh dấu một bước tiến mới về quy định bảo hiểm xã hội trong thời gian thử việc.

Theo đó, người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp kể cả trong thời gian thử việc.

Lý do chính mà Vụ Pháp chế, Bộ Lao động đưa ra để quy định việc này là:

- Người thử việc cũng là người lao động. Như đã phân tích ở trên, họ đã làm việc như người lao động chính thức và thực tế, trong luật cũng đều gọi người thử việc là người lao động.

- Để bảo đảm công bằng, bình đẳng giữa hai nhóm đối tượng là người thử việc giao kết hợp đồng thử việc riêng và người thử việc có nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động. Nếu giao kết riêng thì không được quyền lợi gì, còn nếu ghi trong hợp đồng lao động thì lại được đóng bảo hiểm – đó là sự bất công.

4. Kết luận việc có phải trả thêm khoản tiền tương đương mức đóng bảo hiểm trong thời gian thử việc hay không?

Tới thời điểm hiện tại, quan điểm của Bộ Lao động là doanh nghiệp phải trả thêm khoản tiền tương đương mức đóng bảo hiểm. Nội dung này đã được xác nhận trực tiếp với Bộ Lao động (người soạn Công văn số 308) vào đầu tháng 12/2023.

Vấn đề này hiện vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều. Rất mong nhận được nhiều phản biện từ các bạn về vấn đề này.

Thân ái!

Trở về chuyên trang

Bài viết liên quan

Xem tất cả »